1001 thắc mắc: Sẽ kinh dị thế nào nếu Trái đất hình vuông?

Châu Anh |

Trái đất – hành tinh xanh nơi chúng ta đang sống có hình cầu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất lại là hình vuông?

Quá khứ cách đây 4,5 tỷ năm, một đám mây bụi và khí gas gọi là tinh vân sụp đổ tạo thành ngôi sao nóng. Thông qua trọng lực, nó thu hút mọi vật chất xung quanh và tạo thành đĩa lớn xoay tròn quanh tâm.

Sau nhiều lần va chạm, vật chất quay quanh mặt trời trẻ cuối cùng trở thành các thiên thể khổng lồ, với trọng lực ở trung tâm rất mạnh. Chúng tạo thành những hành tinh. Bên trong mỗi hành tinh, trọng lực hút đều mọi vật chất vào tâm. Điều này giải thích cho dạng hình cầu của hành tinh.

Do Trái đất mà chúng ta đang sống là khối cầu, sức hút trọng lực của nó giống nhau ở mọi nơi trên bề mặt, điều này có nghĩa chừng nào bạn còn ở trên bề mặt phẳng, bạn sẽ đứng thẳng và cao.

Giờ thì Trái đất có 6 mặt, nhưng không có mặt nào thú vị cả. Đó là bởi dù đi tới bất cứ đâu, bạn cũng sẽ cảm thấy như đang leo đồi dốc. Trên Trái đất hình vuông, trọng lực mạnh nhất ở trung tâm của mỗi mặt, do đó bạn càng đi xa khỏi tâm điểm, bạn càng cảm thấy rõ sức hút của nó. Bạn sẽ khó có thể cảm thấy đứng thẳng.

Khung cảnh dọc theo rìa Trái đất sẽ cằn cỗi và hoang vu, do tất cả nước đổ dồn vào trung tâm của mỗi mặt. Khí quyển dọc theo các rìa và góc của Trái đất sẽ quá mỏng để hỗ trợ sự sống hoặc không tồn tại. Chúng ta sẽ nói về điều đó sau.

Khí hậu mới sẽ phụ thuộc vào cách quay của Trái đất. Nếu hành tinh vuông của chúng ta quay quanh trục xuyên qua hai mặt vuông của nó, khí hậu sẽ tương tự như Trái đất hiện nay nhưng cực đoan hơn.

Mặt ở đỉnh và đáy sẽ là vùng cực, trong khí bốn mặt còn lại sẽ có khí hậu xích đạo. Tuy nhiên, nếu Trái đất quay quanh trục xuyên qua các góc, mỗi mặt sẽ có khí hậu ôn hòa. Bạn có thể không gặp lượng mưa và nhiệt độ cực hạn. Điều đó cũng có nghĩa bạn phải chia tay thế giới tuyệt vời ở xích đạo.

Mặt có lợi là bạn có thể bước vào khoảng không vũ trụ. Do khí quyển của chúng ta được giữ bởi trọng lực và trọng lực lúc này đang hút từ trung tâm của mỗi mặt trên Trái đất, khí quyển sẽ dày hơn ở nơi trọng lực mạnh nhất và mỏng hơn ở phía rìa.

Ngoài ra, nếu Trái đất vuông có cùng thể tích như địa cầu hiện nay, các góc nhọn của nó sẽ đâm ra ngoài khí quyển. Những khu vực này sẽ không được bảo vệ vì thể không thể sinh sống.

Những điều thú vị về trái đất

Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có các mảng kiến tạo. Về cơ bản, lớp vỏ bên ngoài của Trái Đất được chia thành nhiều phần được gọi là "mảng kiến tạo".

Đó là những thứ nổi lên bên trong mắc ma của Trái Đất, có thể di chuyển sang các hành tinh khác. Khi hai phiến đá va chạm nhau, một phiến đá sẽ bị đẩy ngược lại (xuống phía dưới phiến đá khác) và nơi chúng tách dời nhau sẽ hình thành lớp vỏ mới.

1001 thắc mắc: Sẽ kinh dị thế nào nếu Trái đất hình vuông? - Ảnh 1.

Quá trình này có nhiều lý do quan trọng. Nó không chỉ kiến tạo lại bề mặt và hoạt động địa chất (như: động đất, sự phun trào núi lửa, núi khối tảng và hình thành rãnh đại dương), mà thực chất còn là chu kỳ cacbon. Khi các thực vật nhỏ xíu trong đại dương chết đi, chúng sẽ rơi xuống đáy sâu của đại dương.

Trải qua thời gian dài, những tàn dư trong cuộc sống, một lượng lớn cacbon bị đẩy ngược vào bên trong Trái đất và tái tạo lại. Điều này làm cho cacbon ra khỏi bầu khí quyển, đảm bảo rằng chúng ta không phải chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát xảy ra ở sao Kim và Trái đất sẽ trở thành một nơi nóng "khủng khiếp".

Trái đất gần giống hình cầu

Mọi người luôn cho rằng Trái đất là một hình cầu. Thực tế, điều này chỉ được khoa học chấp nhận vào giữa thế kỷ thứ 6 TCN và thời hiện đại. Còn hiện nay, nhờ có thiên văn học hiện đại và du hành vũ trụ mà các nhà khoa học đã tìm ra rằng Trái đất có hình dạng giống một quả cầu dẹt với đường xích đạo phình ra.

Với Trái đất, việc phồng ra này là do sự luân chuyển của các hành tinh. Điều này có nghĩa là khoảng cách từ cực này đến cực khác khoảng 43km ngắn hơn so với đường kính đi qua xích đạo của Trái đất. Mặc dù ngọn núi cao nhất trên Trái đất là đỉnh núi Everest, nhưng thực tế nếu tính từ tâm của Trái đất thì ngọn núi Chimborazo ở Ecuador mới là cao nhất.

Thành phần cấu tạo của Trái đất hầu hết là sắt, oxy và silic

Khi phân tích các chất liệu cấu thành lên Trái đất, bạn sẽ thấy 32,1% sắt, 30,1% oxy, 15.1% silic và 13,9% magie. Dĩ nhiên, phần lớn sắt nằm trong lõi của Trái đất. Thực tế, nghiên cứu đã tìm ra lõi của Trái đất có chứa 88% là sắt, còn lớp vỏ Trái đất là 47% oxy.

70% bề mặt Trái đất là nước

Các nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên đi vào không gian, quan sát Trái đất bằng mắt thường gọi Trái đất với biệt danh là "Hành tinh Xanh" - Blue Planet. Điều đó dễ hiểu khi 70% hành tinh của chúng ta được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Vì vậy, đó là lý do tại sao nó được gọi là "lớp vỏ lục địa".

Khí quyển của Trái đất rộng đến 10.000km

Bầu khí quyển của Trái đất dày nhất trong vòng 50km đầu tiên tính từ bề mặt, nhưng thực tế còn tính cả 10.000km phần bên ngoài không gian. 

Trái đất gồm 5 tầng lớp chính – đỉnh của tầng đối lưu (Troposphere), tầng bình lưu (Stratosphere), tầng giữa của khí quyển (Mesosphere), thượng tầng khí quyển/nhiệt quyển (Thermosphere) và ngoại quyển (Exosphere). Theo quy luật về áp lực khí và mật độ giảm, áp lực khí đi vào khí quyển cao hơn thì mật độ bề mặt sẽ dày hơn.

Lõi sắt tan chảy của Trái đất tạo ra một từ trường

Trái đất giống như một thỏi nam châm khổng lồ gồm có hai cực nằm ở hai đầu - gần với các cực địa lý thực tế. Từ trường kéo dài hàng nghìn cây số ra phía ngoài bề mặt của Trái đất – hình thành một khu vực gọi là "tầng từ trường". 

Các nhà khoa học cho rằng từ trường này được tạo ra bởi lõi ngoài tan chảy của Trái Đất – nơi mà nhiệt tạo ra các chuyển động đối lưu của vật liệu dẫn điện để tạo ra dòng điện.

1001 thắc mắc: Sẽ kinh dị thế nào nếu Trái đất hình vuông?

Hãy hiểu rõ về tầng từ trường. Nếu không có tầng từ trường, các hạt phân tử từ gió mặt trời của Mặt trời sẽ thổi trực tiếp vào Trái đất, đưa vào bề mặt hành tinh một lượng lớn phóng xạ. Thay vào đó, quyển từ chuyển gió mặt trời quay xung quanh Trái đất, bảo vệ chúng ta khỏi những tổn hại về sức khỏe. 

Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết bầu khí quyển của sao Hỏa mỏng là do có một tầng từ trường yếu hơn so với tầng khí quyển của Trái đất – cho phép gió mặt trời từ từ ra khỏi nó.

Trái đất quay quanh trục không mất đến 24 giờ

Thực tế Trái đất quay quanh trục của nó chỉ mất 23 giờ, 56 phút và 4 giây – các nhà thiên văn học gọi đó là một "ngày Thiên văn". Không có nghĩa là một ngày của chúng ta sẽ ngắn hơn 4 phút. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn vào từng ngày, từng tháng - ngày là đêm và đêm là ngày.

Một năm trên Trái đất không phải là 365 ngày

Thực tế một năm trên Trái đất có 365,2564 ngày. Phần dư 0,2564 ngày tạo ra việc cứ 4 năm lại có một năm Nhuận. Đó là lý do tại sao cứ bốn năm một lần lại cộng thêm một ngày vào tháng Hai như năm 2004, năm 2008, năm 2012,... Trường hợp ngoại lệ trong quy tắc này là nếu số năm chia hết cho 100 (năm 1900, năm 2100,..) và chia hết cho 400 (năm 1600, năm 2000,...).

Trái Đất có một Mặt Trăng và hai vệ tinh cùng quỹ đạo

Như bạn đã biết, Trái đất chỉ có duy nhất một Mặt Trăng. Nhưng Trái đất của chúng ta còn có hai tiểu hành tinh khác cùng quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất ? 

Chúng được gọi là 3753 cruithne (một tiểu hành tinh vành đai chính bay quanh Mặt Trời) và 2002 AA29 (một vật thể gần Trái Đất và sắp sửa bị Trái đất bắt giữ vệ tinh), phần lớn các tiểu hành tinh – được gọi là Vật thể gần Trái Đất (Near-Earth Objects - NEOs).

Trái Đất là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về nơi sự sống có thể tồn tại được bên dưới lớp vỏ băng của mặt trăng Europa sao Mộc và mặt trăng Titan sao Thổ. Nhưng đến thời điểm này chỉ có Trái đất là hành tinh duy nhất tồn tại được sự sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại