Mới đây các nhà khoa học đã đưa ra những thông tin về "ngôi làng ma" ở Scotland. Khu định cư Broo, tên của "ngôi làng ma" Scotland, chỉ có bốn ngôi nhà, nằm ở phía tây nam của đất liền. Nó đã bị bỏ hoang vào cuối những năm 1690 trong Kỷ Băng hà Nhỏ (1300-1870).
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc lấn chiếm các mỏ cát đã buộc cư dân của Broo phải ra đi. Tuy nhiên, bằng chứng mới được phát hiện đã xác định rằng ai đó, hoặc một số nhóm, đã quay trở lại địa điểm nơi họ đào một ngôi nhà mới tại một trong những khu đất bị bỏ hoang đầy cát nhưng lại không ở lại.
Khu vực xung quanh "ngôi làng ma" Broo của Scotland đôi khi được gọi là "Sa mạc Ả Rập của phương Bắc”. Các nhà khảo cổ làm việc tại Broo đã khai quật bên dưới lớp cát tới độ sâu hơn 2 mét. Ở độ sâu này, họ tìm thấy những gì dường như là ngôi nhà chính của khu định cư Broo và ba tòa nhà nhỏ hơn khác.
Tiến sĩ Gerry Bigelow thuộc Dự án Định cư và Khí hậu Quần đảo Shetland làm việc với Viện Khảo cổ học của Đại học Cao nguyên và Quần đảo nói rằng ông và nhóm của mình phải đào qua 2 mét cát để đến được mức ban đầu của thị trấn bí ẩn.
Theo một báo cáo trên tạp chí Archaeology, những người thợ tham gia công việc khai quật đã tìm thấy rất nhiều hiện vật tại khu “làng ma” Scotland. Những thứ này bao gồm một ống đất sét, mảnh gốm, xương động vật, tiền xu và đồ tạo tác của voi. Các đồ tạo tác về voi có lẽ thuộc sở hữu của gia đình Sinclair giàu có, những người đứng đầu Broo, cho đến khi nó bị bỏ hoang.
Tiến sĩ Bigelow dự kiến tổ chức một bài giảng trực tuyến để thảo luận về những phát hiện của Broo. Ngoài thảo luận về lý do tại sao ngôi làng ma Scotland bị bỏ rơi, ông cũng sẽ cố gắng giải thích như thế nào cát cũng tác động đến cộng đồng Quendale, nằm khoảng cách 2km trong đất liền tính từ biển. Các phát hiện chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong “Kỷ băng hà nhỏ từ 1645 đến 1715”, khi Scotland lạnh hơn hiện nay 1,5 đến 2 độ C.
Kỷ băng hà nhỏ từ năm 1645 đến năm 1715 là do sự thay đổi của các dòng hải lưu. Trên thực tế, dòng nước ấm Gulf Stream gần như biến mất trong cái gọi là Kỷ băng hà nhỏ.
Theo tiến sĩ Gerry Bigelow, con người đã thích nghi với những thay đổi này trong Kỷ băng hà nhỏ. Gerry Bigelow gợi ý rằng những người dân trên đảo có thể đã trồng yến mạch trên cát, hoặc có lẽ những con thỏ đã phá hủy hệ thống đụn cát bảo vệ. Đây là một câu chuyện thú vị và trong tương lai, các nhà khảo cổ hy vọng sẽ tìm hiểu thêm được nhiều điều từ "ngôi làng ma" Scotland đã sống lại một cách thần kỳ đến nay vẫn chưa được giải đáp.
"Ngôi làng ma" ở Trung Quốc
Ngôi làng Phong Môn thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nằm giữa hai thành phố sầm uất Thẩm Dương và Tấn Thành. Làng ẩn sâu trong rừng núi với cánh cổng luôn đóng kín, trải qua hàng trăm năm phong kiến từ đời Minh – Thanh. Người ta thường nói về làng Phong Môn là một ngôi làng người – ma sống lẫn lộn, nam nhân trong làng không được lấy vợ, nữ nhân trong làng không được sinh con, quanh năm suốt tháng đều phải đóng kín cửa nhà.
Ngôi làng xuất hiện "ma" khi trẻ chào đời
Những người dân tại ngôi làng Isdiro Casanobar (Argentina) cho biết mỗi khi có một em bé chào đời, nơi đây sẽ xuất hiện những "bóng ma". Câu chuyện bí ẩn trên được nhiều phương tiện truyền thông ở Argentina đưa tin. Nhiều người cho rằng, 50 năm về trước, một người đàn ông đã phạm tội và bị giam giữ tại một nhà tù ở miền nam Argentina.
Trong lúc anh ta ở trong tù, vợ anh ta đã sinh con nhưng anh ta không được nhìn thấy mặt con. Vì vậy, sau khi chết đi, linh hồn anh ta vẫn quanh quẩn ở đây và mỗi khi có trẻ em ra đời, "con ma" đó lại xuất hiện để nhìn thấy cho kỳ được khuôn mặt của những đứa trẻ. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng nào về tính xác thực của câu chuyện bí ẩn trên.
Ngôi làng kinh dị: Nhốt xác chết cạnh gốc ‘cây thiêng’
Theo Daily Mail, nghi lễ rùng rợn này được dân làng Trunyan, đảo Bali, Indonesia thực hiện suốt nhiều năm. Đặc biệt, nó chỉ được áp dụng với các cặp vợ chồng. Những xác chết được "nhốt" trong lồng tre, đặt dưới chân một cây thiêng và ngôi đền cổ hơn nghìn năm tuổi thay vì chôn dưới đất. Sau khi tử thi phân hủy hoàn toàn, xương và hộp sọ được xếp ngay ngắn vào ngôi đền 1.100 tuổi nằm dưới gốc cây thiêng Taru Menyan.
Làng toàn gái xinh
Ngôi làng Noiva do Cordeiro nằm nép mình ở Belo Vale, một thung lũng xinh đẹp ở phía Bắc Rio de Janeiro (Brazil), với rải rác những cánh đồng trồng quýt, chuối và những loại cây hoa vàng rực rỡ. Nhưng phong cảnh bắt mắt ở Noiva do Cordeiro chưa phải là điều thu hút sự chú ý của du khách, mà chính là cư dân sống ở ngôi làng đó.
Hay cụ thể hơn nữa là phụ nữ trong làng. Phần lớn cư dân làng là nữ và họ có nhan sắc tuyệt đẹp. Hơn thế nữa, nhiều người còn độc thân và đang tìm kiếm tình yêu. Ngôi làng được thành lập bởi một người phụ nữ có tên Maria Senhorinha de Lima. Maria định cư ở đây khi bị buộc tội ngoại tình và bị đày khỏi nhà thờ và nhà của cô vào năm 1891.
Ngôi làng Philippines đổi gạo lấy muỗi chết
Làng Alion thuộc tỉnh Bataan, Philippines nhiều muỗi đến nỗi những người sinh sống nơi đây đã phải phát động và tham gia cả một chiến dịch đổi gạo lấy muỗi chết. Cứ 200 con muỗi chết sẽ đổi được 1kg gạo.
Chiến dịch diệt muỗi ra đời nằm trong kế hoạch đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết của làng. Chiến dịch tỏ ra khá hiệu quả tuy nhiên cũng dấy lên nỗi lo ngại rằng ai đó rồi sẽ nuôi muỗi để mang đi đổi lấy gạo.