1001 thắc mắc: Loài kiến nào chạy nhanh nhất thế giới?

CHÂU ANH |

Những đụn cát nóng bỏng ở miền Bắc sa mạc Sahara là nơi sinh sống của loài kiến chạy nhanh nhất thế giới.

Chạy 85,5 cm trong vòng 1 giây là kỳ tích giúp kiến bạc Sahara vượt qua 12.000 loài kiến khác để trở thành loài kiến chạy nhanh nhất thế giới.

Các nhà khoa học phát hiện khi chạy hết tốc lực, vận tốc của loài kiến bạc Sahara lên đến xấp xỉ 1 mét/giây, tương đương với sức chạy của một con mèo nhà gần 190km/h.

Chạy 85,5 cm trong vòng 1 giây là kỳ tích giúp kiến bạc Sahara vượt qua 12.000 loài kiến khác để trở thành loài kiến chạy nhanh nhất thế giới.

Chúng có thể di chuyển quãng đường dài gấp 108 lần chiều dài cơ thể trong 1 giây với tốc độ sải chân nhanh gấp 10 lần vận động viên điền kinh người Jamaica Usain Bolt.

"Á quân" chạy nhanh khác chính là loài kiến Cataglyphis fortis, sống tại các ruộng muối ở Tunisia. Vận tốc tối đa của chúng là 0,62 mét/giây.

 Clip nguồn youtube

Loài kiến nào chạy nhanh nhất thế giới?

Loài kiến thích ‘sưu tầm’ đầu loài kiến khác

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài kiến ở Florida (Mỹ) có một tập tính đặc biệt trong việc “trang trí” tổ của mình với… đầu của một loài kiến khác.

Đó chính là loài kiến Formica archboldi đã được nghiên cứu tới… 60 năm qua, xuất hiện chủ yếu ở các khu vực Đông Nam nước Mỹ. Tổ của loài kiến này khiến các chuyên gia đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện có nhiều đầu của loài kiến khác bị chúng tấn công và tiêu diệt.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Insectes Sociaux, Adrian Smith, từ Đại học ở phía Bắc Carolina cho biết, theo các phân tích có được, có thể thấy loài kiến đặc biệt này biết cách tạo ra một lớp sáp bao phủ bề mặt để bẫy những con mồi. Sau đó, những nạn nhân của loài kiến này sẽ được cố định bởi một loại axit có kết dính rất bền.

1001 thắc mắc: Loài kiến nào chạy nhanh nhất thế giới? - Ảnh 2.

"Hành vi đặc biệt của kiến Formica archboldi chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của đầu các loài kiến khác đã được bẫy thành các vật trang trí”, nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết.

Loài kiến này được biết thường làm tổ gần thân cây, đá, vỉa hè, hàng rào hoặc móng nhà. Đa số các loài kiến này thường đùn đất lên tạo thành ụ khi chúng đào xới bên dưới.

Bên cạnh đó, loài kiến này không cắn nhưng chúng có thể đốt và một số còn phun ra axit formic có thể gây đau đớn.

Họ hàng của loài kiến Formica archboldi còn nổi tiếng với việc tấn công tổ của các loài kiến khác, giết chết kiến chúa và mang trứng về tổ nuôi để làm kiến thợ.

Với những đặc tính đặc biệt của mình, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và cho rằng chúng ta nên cho loài kiến Formica archboldi đặc biệt vào danh sách các loài sinh vật kì lạ ở Florida.


Vì sao loài kiến luôn di chuyển theo một hàng?

Kiến, mối hay nhiều nhóm côn trùng khác có hiện tượng xếp thành hàng dài để di chuyển. Đấy cũng là một biểu hiện của tập tính, có cơ sở của kích thích mùi do pheromone của con vật tiết ra.

Cụ thể; khi một con kiến tìm thấy thức ăn, nó chỉ mang một phần nhỏ mang về tổ. Trên đường về tổ, con kiến đó tiết ra một chất hóa học có tên là pheromone và mỗi bầy kiến có một mùi pheromone đặc trưng riêng nhằm phân biệt với các đàn khác hay các loài kiến khác.

Vệt pheromone này có chức năng giúp các con kiến khác trong bầy lần theo dấu vết đến chỗ thức ăn. Vì pheromone là chất dễ bay hơi vì vậy, các con kiến đi trước liên tục tiết ra chất hóa học này để các con phía sau xác định vị trí của thức ăn cũng như trở về tổ. Khi lần theo mùi hương này, kiến có xu hướng đi theo một đường thẳng.

Thêm vào đó, việc di chuyển theo hàng cũng giúp kiến dễ dàng chạm đầu vào nhau và tiếp xúc với cơ thể của các con kiến khác trên đường đi. Hành động này cho phép chúng nhận biết các thành viên trong bầy thông qua việc kiểm tra mùi pheromone của đồng loại. Nếu phát hiện bất cứ con nào có mùi khác thường (khác mùi đặc trưng của bầy), chúng lập tức xua đuổi ngay kẻ xâm nhập.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại