Chú chuột dài nhất thế giới dài tới gần 1m
Nếu là một người sợ chuột, rất có thể bạn sẽ ngất xỉu khi phải chạm trán một chú chuột Bosavi ngoài đời thực, bởi đây chính là đại diện khổng lồ nhất của loài động vật gặm nhấm này. Được biết, chuột Bosavi chỉ vừa được phát hiện vào năm 2009 tại một vùng núi hẻo lánh ở Papua New Guinea.
Theo thống kê, ở độ tuổi trưởng thành, kích thước của một chú chuột Bosavi có thể vượt quá 81 cm chiều dài (bao gồm cả đuôi) và nặng khoảng 1,5 kg.
Về đặc điểm ngoại hình, chuột Bosavi khá giống với họ hàng của chúng ở các thành phố là loài chuột Cống. Tuy nhiên, chuột Bosavi còn sở hữu thêm một lớp lông màu nâu, để thích nghi với điều kiện sống ẩm và lạnh, tại các miệng núi lửa đã tắt.
Capybara loài chuột lang nước khổng lồ, chúng là loài to lớn nhất trong các động vật gặm nhấm , với cân nặng kỷ lục được ghi nhận là 91 kg
Chú chuột nào nặng tới 91kg?
Chuột lang nước Capybara là loài gặm nhấm lớn nhất thế giới. Theo như ghi nhận, đã từng xuất hiện cá thể chuột nặng tới 91 kg tại Brazil.
Bất cứ cuộc bàn luận nào về các con vật gặm nhấm có kích cỡ bất thường đều sẽ phải nhắc tới tên giống chuột lang nước khổng lồ Nam Mỹ (capybara), nhưng thực ra chúng có mối liên hệ gần gũi với loài chuột lang hơn là chuột thường (họ nhà chuột Muridae, còn được gọi là giống chuột Cựu Thế giới).
Việc xuất hiện giống loài chuột khổng lồ là quá trình tự nhiên, điều này thể hiện qua quá trình tiến hóa.
Khi khủng long còn sống, trên thế giới đã có các loài động vật có vú nhưng chúng rất nhỏ, đến khi khủng long biến mất, trái đất bắt đầu xuất hiện loài chuột to bằng con bò nay đã tuyệt chủng. Ác mộng khủng khiếp nhất có lẽ là cứ vài tháng lại nhìn thấy những bức ảnh đáng sợ về những con chuột ngoại cỡ được đăng đầy trên báo chí.
Trong thực tế, đô thị không phải là nơi ta có thể tìm thấy những con chuột lớn nhất, những loài chuột khổng lồ đã được chứng minh có thực gồm những loài sau đây, trong đó rất nhiều giống chuột khổng lồ còn tồn tại ngày nay cực kỳ dễ bị tổn thương khi môi trường sống bị đe dọa.
Khả năng sinh sản khủng khiếp
Loài chuột sẽ có thể thụ thai khi chỉ mới 5 tuần tuổi. Mỗi lứa, chuột có thể đẻ 6-20 con non. Điều đáng nói là cứ mỗi 3 tuần, một con chuột có thể mang thai và sinh đẻ tiếp một lứa. Chỉ với chừng đấy dữ kiện, chắc hẳn chúng ta cũng đã có thể nhẩm tính được rằng, số lượng chuột sẽ trở nên khổng lồ thế nào, nếu không bị con người tìm cách kiểm soát và tiêu diệt.
Chuột sơ sinh bị mù hoàn toàn
Khi vừa mới đẻ ra, một con chuột sơ sinh sẽ chưa thể mở mắt và bị mù hoàn toàn. Thậm chí, đến lúc trưởng thành, chuột vẫn bị mù màu và chỉ có thể nhìn thế giới qua 2 gam màu đen-trắng.
Theo các nhà khoa học, sở dĩ chuột sở hữu khả năng thị giác kém chính là do tập tính sinh hoạt của chúng. Cụ thể, thời gian kiếm ăn của chuột hầu như luôn là vào ban đêm và ở thời điểm này một đôi tai thính, một chiếc mũi nhạy sẽ cần thiết hơn là đôi mắt sáng.
Ăn thịt chính con của mình
Việc mẹ ăn thịt chính con non của mình xuất hiện ở không ít các loài động vật, trong đó có cả chuột.
Giải thích rõ hơn về tập tính “man rợ” này, giới chuyên gia cho biết, khi vừa sinh xong, nếu cảm thấy nguồn thực phẩm không đủ để chăm sóc tất cả con non, chuột mẹ sẽ chọn ra đứa con yếu nhất hoặc bị dị tật để ăn thịt, nhằm tăng cơ hội sống cho các cá thể sơ sinh khỏe mạnh còn lại.
Chuột cắn dây điện có bị giật không?
Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao ngay cả những đồ vật không thể ăn được trong nhà như: bê tông, gỗ, dây điện… cũng thường xuyên bị chuột cắn phá? Thực chất, câu trả lời cho bí ẩn này nằm ở hàm răng của chuột. Cũng như các loài gặm nhấm khác, chuột sở hữu cho mình bộ răng cửa lớn và sắc.
Điều đặc biệt là, những chiếc răng này sẽ liên tục dài ra mà không có một giới hạn hay điểm dừng nào cả. Do đó, để bộ răng cửa không quá dài đến mức vướng víu hay thậm chí là đâm thủng hộp sọ, loài chuột luôn phải mài mòn răng của chúng vào các vật cứng.
Chuột thường chọn những nơi khô thoáng làm chỗ ở. Khi cư trú lâu ngày chúng sẽ tha thức ăn, rác kết hợp cùng phân tạo ra mùi hôi đến khó chịu.
Không chỉ vậy chuột còn cắn phá mọi thứ. Đặc biệt với những chiếc xe ô tô, xe máy ít sử dụng. chúng sẽ cắn bất cứ thứ gì có thể. Chính vì vậy, những dây điện của trong động cơ sẽ nhanh chóng lọt vào tầm mắt của chuột.
Đồng thời, khi chúng cắn đứt dây điện sẽ khiến những tia lửa điện phát ra gặp xăng chảy từ tuy-ô sẽ gây nguy cơ cháy xe, đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự.
Một câu hỏi được nhiều bạn quan tâm là chuột cắn dây điện có bị điện giật không. Câu trả lời chắc chắn là có.
Điện trở của chuột cũng giống như con người. Nên khi chuột cắn một dây âm hoặc dương sẽ không bị giật. Nhiều người cho rằng chuột cắn dây không bị giật là sai.
Trong trường hợp chuột cắn cả 2 đầu âm dương. Hoặc cắn dây điện dương mà chạm vào khu vực ẩm thấp. Thì chắc chắn chuột sẽ bị điện giật.
Chuột từng gián tiếp hủy diệt ¼ dân số Châu Âu
Giai đoạn từ năm 1347 đến năm 1351 có lẽ là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử châu Âu.
Vào thời điểm này, những con chuột, ở trên các thuyền buôn, đã mang theo loài bọ chét chứa vi khuẩn Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch) gieo rắc “Cái chết đen” lên toàn bộ lục địa. Được biết, cho đến khi có thể dập tắt đại dịch, đã có khoảng 25 triệu người (chiếm ¼ dân số châu Âu thời điểm đó) phải bỏ mạng.
Cận cảnh loài chuột lớn nhất thế giới: