Chim chuông trắng, loài chim sống ở rừng mưa trong vùng núi hẻo lánh thuộc lưu vực Amazon, có tiếng kêu lớn nhất được ghi nhận trên thế giới, theo nghiên cứu trước đó được công bố trên tạp chí Current Biology. Tiếng hót gọi bạn tình của nó còn ồn hơn cả máy bay cất cánh dù chúng chỉ nặng 250g.
Tiếng gọi giao phối của chim chuông trắng Brazil (tên khoa học Procnias albus) vừa được ghi nhận là tiếng chim lớn nhất thế giới: trung bình ở mức 125,4 decibel, vượt qua âm lượng của các đêm nhạc rock, tiếng cưa đá bằng máy và vượt xa mức an toàn cho tai người (85 db).
Mặc dù gây khó chịu với bất cứ ai đối diện, đây được xem là cách “tán tỉnh” rất có hiệu quả với loài này. Âm lượng lớn nhất được ghi nhận khi có một con đực và một con cái ở ngay cạnh nhau, theo Science Alert.
Có hai "bài hát" gọi bạn tình?
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và ghi lại ít nhất 8 con chim chuông trắng và chim hét piha (screaming piha) trong môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng mưa nhiệt đới miền nam nước Mỹ.
Chim chuông trắng có hai "bài hát" gọi bạn tình, trong đó có một bài chỉ to hơn một chút so với âm lượng trung bình của loài chim piha, nhưng bài còn lại ít phổ biến hơn thì lại có âm lương to gấp hai lần.
Bạn sẽ chẳng thể nào tưởng tượng được với kích cỡ chỉ to ngang với một chú chim bồ câu trung bình (chỉ nặng 250 g), chúng lại có thể phát ra âm thanh to và ồn ào như tiếng còi xe cứu thương.
Để giải đáp thắc mắc tại sao chúng phải phát ra những âm thanh có âm vực lớn như vậy, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng con đực sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi phát ra những âm thanh lớn để khiến con con cái giật mình và thu hút chúng trong mùa giao phối.
Từ đó chim chuông cái có thể chủ động đánh giá con đực cũng như đánh giá cự ly để cố gắng hạn chế tổn thương thính giác.
Loài chim có tiếng kêu lớn thứ 2 là Pipaugus vociferans
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra loài chim có tiếng kêu lớn thứ 2 là Pipaugus vociferans. Nó có thể thu hút con cái với âm lượng cực đại khoảng 116 db. Trước đây, nó chính là loài chim có tiếng kêu lớn nhất.
“Khi nghiên cứu chim chuông trắng, chúng tôi rất may mắn thấy được những con cái và con được đang nằm trong tầm ngắm của nhau”, nhà sinh vật học Jeff Podos từ Đại học Massachusetts nói.
“Chúng tôi rất muốn biết tại sao con cái sẵn sàng ở gần con đực khi chúng hót to như vậy. Có lẽ chúng đang cố gắng đánh giá con đực ở gần, mặc dù nó có nguy cơ làm hỏng hệ thống thính giác của chúng”, ông nói.
Khá bất ngờ, cả chim chuông trắng và loài Pipaugus vociferans đều được tìm thấy ở vùng nói phía Bắc của Brazil.
Trong khi chim chuông trắng chỉ nặng trung bình khoảng 250 gram, chúng có cơ bụng và xương sườn dày và phát triển bất thường - có thể là chi tiết quan trọng trong việc tạo ra các cuộc gọi giao phối với âm lượng lớn như vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu loài chim này và thói quen hót của nó hiện quá ít.
Để so sánh, một văn phòng thường có mức âm lượng 40 db, trong khi chuông cửa của bạn vang ở mức 80 db. Chim chuông trắng đánh bại âm thanh của một buổi hòa nhạc (110 db), còi xe (110 db) và máy khoan khí nén (120 db).
Tuy nhiên, nó còn thua âm lượng của còi báo động không kích (130 db), động cơ phản lực cất cánh (150 db) hoặc tiếng nổ của khinh khí cầu (157 db - trong khoảng thời gian rất ngắn).
Video của chim chuông trắng gọi bạn tình ồn hơn máy bay cất cánh, có thể khiến người bị điếc:
1001 thắc mắc: Loài chim nào hót gọi bạn tình ồn hơn máy bay cất cánh