Các nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbil sau khi dùng kính hiển vi quan sát hàm các loài cá sấu khổng lồ sông Nile và cá sấu Châu Mỹ đã phát hiện ra điều thú vị.
Theo đó, các lớp da sần nhỏ li ti nổi lên bên trong hàm cá sấu có một cấu trúc cực kỳ chặt chẽ. Chúng chính là các đầu dây thần kinh xúc giác có khả năng phát hiện các rung động và áp lực. Những đầu dây thần kinh này bắt nguồn từ vùng dây thần kinh sinh ba trong hộp sọ cá.
Để thử nghiệm độ nhạy xúc giác, các nhà nghiên cứu đã cho lớp da nhỏ này tiếp tiếp xúc với độ mặn của muối để đo xung điện của các dây thần kinh và dùng sợi tóc chạm vào lớp da đó. Kết quả cho thấy phần da của hàm cá sấu nhạy cảm hơn cả so với khu vực đầu ngón tay của con người.
Chính nhờ lớp da nhạy cảm như vậy, cá sấu có thể ngoạm hàm xung quanh thân thể con mồi với tốc độ nhanh chóng mặt chỉ trong vòng 50 mili giây, một thời gian phản ứng chỉ có thể có nhờ vào làn da siêu nhạy cảm của nó.
Ngoài ra, lớp da nhạy cảm này có thể giúp cá sấu ngậm con trong miệng một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương.
Hàm răng khỏe
Mỗi hàm cá sấu có 24 chiếc răng sắc nhọn dùng để giữ và nghiền nát chứ không phải để nhai thức ăn. Răng được thay liên tục trong suốt cuộc đời của loài. Cá sấu có thể tạo một áp lực khổng lồ khi khép hai hàm của mình lại, nhưng lực để mở hàm ra lại rất yếu.
Thoát mồ hôi từ... miệng
Rất nhiều lần chúng ta nhìn thấy loài bò sát này mở miệng nằm trên cạn. Tuy nhiên, đây không phải là một cử chỉ khiêu khích của chúng, mà là do cá sấu tự làm mát mình: bằng cách để mồ hôi thoát qua miệng.
Phân biệt cá sấu châu Phi và một con cá sấu châu Mỹ
Làm thế nào để bạn có thể phân biệt được một con cá sấu châu Phi và một con cá sấu châu Mỹ? Nếu chưa biết nhiều về hình dạng của 2 loài này, bạn hãy quan sát miệng của chúng: cá sấu châu Phi có một chiếc răng thứ tư ở hàm dưới rất dễ quan sát ngay cả khi miệng đóng (cá sấu châu Mỹ thì chỉ lộ ra một rãnh nhỏ khi miệng chúng khép lại).
Do cá sấu châu Phi có một tuyến nước muối trong miệng, nên chúng có thể chịu được nước biển, cá sấu châu Mỹ thì không có. Đó là lý do tại sao, nhiều loài cá sấu châu Mỹ tập trung đông đúc ở các cánh rừng đước, các vùng đầm lầy cửa sông. Cá sấu Mỹ thường nhanh nhẹn hơn và hung hãn hơn các loài khác, nhưng lại có khả năng chịu lạnh kém (nên chúng thường sống ở những vùng nhiệt đới).
Cá sấu đớp mồi. Nguồn youtube
12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
1. Cá sấu châu Phi (lực cắn 2,6 triệu kg/m2)
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất.Đây cũng là loài động vật bò sát lớn nhất còn sống trên Trái đất, với một số loài cá sấu châu Phi dài tới 6m và nặng hơn 1 tấn. Cá sấu là loài động vật tương đối lười vật động, nhưng chúng có thể xé xác con mồi lớn như bò, trâu, cá mập và con người trong chốc lát.
2. Cá sấu châu Mỹ (1,5 triệu kg/m2)
Bang Florida, Mỹ được xem là thủ phủ của thế giới của loài cá sấu châu Mỹ. Loài bò sát này có cú đớt với uy lực đứng thứ hai trên hành tinh. Cá sấu châu Mỹ không có đối thủ nào trong tự nhiên. Món ăn ưu thích của nó là cá, chim, rùa và chó hay hươu. Chúng thường không hung hăng với con người, nhưng một số vụ cá sấu châu Mỹ tấn công người vẫn xảy ra.
3. Hà mã (1,28 triệu kg/m2)
Hà mã được cho là loài động vật nguy hiểm nhất tại châu Phi và là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu động vật nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có thể trông ngốc nghếch và vụng về, nhưng mọi thứ về hà mã đều rất đáng sợ. Với trọng lượng khoảng 2 tấn, hà mã là một tronh những động vật có vú lớn nhất thế giới. Mặc dù có thân hình tương đối nặng nề, nhưng hà mã có thể chạy với tốc độ gần 50 km/giờ.Miệng của chúng rất khỏe với lực cắn lên tới 1,28 triệu kg/m2. Hà mã là động vật không ăn thịt, nhưng chúng thỉnh thoảng vẫn tấn công con người.
4. Báo đốm châu Mỹ (950.000 kg/m2)
Báo đốm châu Mỹ vượt qua cả sư tử và hổ để xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách những động vật có cú đớt uy lực nhất hành tinh.Trong khi những động vật họ mèo khác hạ gục con mồi bằng cách cắn khiến nạn nhân ngạt thở, báo đốm châu Mỹ tung ra cú cắn uy lực thẳng vào đầu con mồi khiến 'nạn nhân' chết nhanh chóng. Thỉnh thoảng, báo đốm châu Mỹ cũng săn rùa vì chúng thích cảm giác phá vỡ mai dày của con mồi.
5. Khỉ đột (913.000 kg/m2)
Khỉ đột là thành viên lớn nhất trong gia đình động vật linh trưởng của chúng ta. Chúng có cánh tay cơ bắp và hàm răng cực khỏe có lực cắn lên tới 913.000 kg/m2. Khỉ đột tỏ ra rất hòa nhã và xấu hổ khi đối mặt với con người. Tuy nhiên, chúng lại rất hung hãn trong khi chiến đấu và thường chiến đấu tới chết.
6. Linh cẩu (773.000 kg/m2)
Linh cẩu bị coi là loài động vật nhút nhát chuyên ăn xác thối, nhưng chúng thường dành phần lớn thời gian đi săn và tự giết con mồi. Được đánh giá là một trong những động vật có vú có lực cắn uy lực nhất trên Trái đất, linh cẩu có thể xua đuổi sư tử để tranh giành con mồi. Chúng thường dùng hàm răng cực khỏe để nhai xương của con mồi. Linh cẩu cũng tấn công con người nếu xâm phạm lãnh thổ của chúng.
7. Hổ (738.000 kg/m2)
Trong những loài thuộc họ mèo, hổ là loài động vật đáng sợ nhất đối với con người. Chúng là loài lớn nhất trong họ mèo và có lực cắn lên tới 738.000 kg/m2, gần gấp đôi so với lực cắn của sư tử. Đó có thể là lý do tại sao sư tử thường đi săn theo đàn, trong khi hổ săn mồi một mình. Những vụ hổ tấn công con người thường xảy ra phần lớn tại Ấn Độ và một số nước châu Á, nơi chúng thường sống gần khu dân cư.
8. Rùa lai cá sấu (703.000 kg/m2)
Nếu những loài rùa bình thường rất hiền và vô hại, thì loài rùa lai cá sấu lại là mối nguy hại mối nguy hại với con người vì chúng thường tấn công và cắn ngón chân và ngón tay của người bơi dưới nước. Mặc dù là thành viên nhỏ nhất trong danh sách này, cú đớp của rùa lai cá sấu đủ lực để làm đứt xương ngón tay một cách dễ dàng.
9. Gấu (685.000 kg/m2)
Lực cắn lên tới 685.000 kg/m2 của loài gấu có thể dễ dàng làm vỡ một quả bóng bowling. Trường hợp gấu tấn công con người không phải là hiếm. Nếu bạn dự định đi bộ đường dày hay cắm trại tại những nơi có gấu sinh sống, bạn cần biết cách xử lý khi gặp loài động vật nguy hiểm này. Gấu chỉ tấn công con người, khi nó nhận thấy bạn đe dọa tới lãnh thổ và thực của chúng.
10. Sư tử (457.000 kg/m2)
Sư tử có thể được mệnh danh là chúa tể của rừng xanh, nhưng nó không phải và chúa tể của danh sách này. Với lực cắn 457.000 kg/m2, cú đớt của sư tử tương đối yếu so với những loài khác trong họ mèo. Trong khi tấn công linh dương đầu bò hay trâu, sư tử dùng bộ hàm của nó ngoạm vào cổ họng của nạn nhân khiến chúng tắc thở. Khi con mồi chết vì nghẹt thở, sư tử mới có thể ăn thịt con mồi. Mặc dù lực cắn của sư tử tương đối yếu, nhưng vẫn mạnh hơn 6 lần so với con người. Hơn nữa, sức mạnh của răng hàm chỉ là một phần vũ khí của sư tử.
11. Cá mập trắng lớn (493.000 kg/m2)
Bạn có thế ngạc nhiên khi thấy cá mập trắng lớn chỉ xếp hạng thấp như vậy trong danh trong danh sách những động vật có cú đớt uy lực nhất hành tinh, vì sát thủ đại dương là nỗi kinh hãi đối với nhiều người. Ngay cả khi bạn không sợ cá mập, thì đối mặt với một con cá mập trắng lớn trong khi lặn dưới biển là điều cuối cùng bạn mong muốn. Sự nguy hiểm của cá mập trắng lớn nằm ở bộ răng sắc nhọn. Với lực không quá mạnh, chúng có thể xé xác bạn như một con dao thái quả bơ.
12. Chó (228.000 kg/m2)
Chó có thể là bạn tốt nhất của con người, nhưng chúng trở nên điên cuồng khi tấn công con người. Hàng triệu người Mỹ bị chó cắn hàng năm và một số nạn nhân trong số này đã tử vong. Tuy vậy, chó là loài động vật có lực cắn tương đối yếu, khoảng 228.000 kg/m2.