Châu chấu phụ thuộc chủ yếu vào các cơ xương đùi nước rút cho việc nhảy nhanh và bật mình lên cao, và cũng giống con người, chúng phải thắng được lực cản.
Chúng sử dụng những bước nhảy đơn mạnh mẽ để phóng mình lên không. Năng lượng sử dụng cho việc này gần giống với quá trình nạp năng lượng cho con người khi chạy nước rút - các cơ được tiếp liệu bởi những quá trình không có ôxy (kỵ khí). Kết quả là một sự giải phóng ồ ạt năng lượng cho cơ bắp và tích luỹ axit lactic - hoá chất khiến cho cơ đau nhức.
"Cơ của châu chấu là loại cơ động vật không xương sống duy nhất có chức năng giống như cơ chạy nước rút ở người", Scott Kirkton từ Đại học Union ở New York cho biết.
Tuy nhiên, nếu về thành tích nhảy dài thì con người còn kém xa: bước nhảy của chúng, so sánh tương đối với chiều dài cơ thể, tương đương với một người đàn ông trưởng thành trung bình vọt qua khoảng cách gần 90 mét.
Kirkton hy vọng một ngày nào đó có thể sử dụng châu chấu như là một mô hình để trả lời cho những câu hỏi y sinh học liên quan đến sự vận hành cơ. "Đây là loài côn trùng duy nhất chúng ta biết mà cơ của chúng sản sinh ra lactic khi vận động".
Lance Edward Armstrong (sinh năm 1971) là một cựu vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp nổi tiếng người Mỹ. Anh từng được biết đến như một vận động viên xe đạp đã phá kỷ lục giải Tour de France khi giành chiến thắng bảy lần liên tục sau khi vượt qua bệnh ung thư tinh hoàn, nhà sáng lập và chủ tịch của Tổ chức Lance Armstrong, một tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư. Tháng 10 năm 2012, Lance Armstrong bị phát hiện liên quan đến vụ bê bối doping và bị tước hết mọi danh hiệu vô địch và bị cấm thi đấu môn xe đạp suốt đời.
Tại sao châu chấu hoạt động thành đàn?
Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau.
Mặt khác, châu chấu phải sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể.
Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng trên không trung, rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ cảm ứng và đồng loạt bay lên.
Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan
Dịch châu chấu sa mạc tiếp tục lan rộng tại Đông Phi. Hàng tỷ côn trùng phá hoại, trong đó có những bầy rộng cỡ diện tích Moskva, đã tàn phá Etiopia, Somalia, Kenya, Djibouti, Eritrea, Tanzania, Sudan, Uganda và bắt đầu tiến vào lãnh thổ Nam Sudan, chính phủ nước này hôm 18/2 cho biết.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), khoảng 2.000 con châu chấu đầu tiên đã vượt biên sang Nam Sudan từ Uganda vào thứ Hai. "Báo cáo cho thấy chúng là những con trưởng thành. Châu chấu cũng giống như con người, chúng cử một nhóm trinh sát tới trước để thăm dò xem vùng đất mới có đủ thức ăn và thuận lợi cho việc sinh sản hay không", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Onyoti Adigo Nyikiwec nói với AFP.
Nếu không được khống chế, dịch châu chấu có thể là thảm họa đối với Nam Sudan, nơi thiên tai và xung đột kéo dài đang khiến sáu triệu người, tức 60% dân số, phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Đây là "cuộc xâm lược" châu chấu đầu tiên ở nước này trong 70 năm qua. FAO đang hướng dẫn người dân địa phương sử dụng máy phun và hóa chất để ứng phó dịch.
Sự sinh sôi nảy nở của châu chấu sa mạc được thúc đẩy bởi một trong những mùa mưa ẩm ướt nhất ở Đông Phi trong bốn thập kỷ qua. Các kiểu thời tiết thay đổi nhanh chóng và không theo quy luật do biến đổi khí hậu dẫn đến mưa lớn và lũ bất thường, khiến dịch bùng phát nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của FAO.
Các chuyên gia cảnh báo dịch có thể đạt đỉnh từ tháng 3 cho đến tháng 5, thời điểm trứng nở tạo ra lứa châu chấu thứ hai, đe dọa nhiều khu vực nông nghiệp quan trọng trong khu vực.
Châu chấu sa mạc (Schistocerca gregaria) được xem là loài phá hoại sản xuất nông nghiệp trong nhiều thế kỷ. Chúng phân bố rộng khắp châu Phi, châu Á và khu vực Trung Đông. Loài côn trùng này có thể phát triển từ 2 đến 5 lứa mỗi năm và thường sống thành từng đàn lớn.
Hiện một số quốc gia ở Tây Á và Nam Á cũng đang chứng kiến dịch hại châu chấu “xưa nay hiếm”. Nguyên nhân được xác định là do các yếu tố thời tiết thuận lợi như như lượng mưa nhiều và gió mùa kéo dài khiến châu chấu dễ sinh sôi.
Theo chuyên gia bảo vệ thực vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc- Zhang Zehua, khu vực biên giới giữa khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) và Pakistan, Ấn Độ- Nepal được coi là nơi dễ bùng phát nạn châu chấu trong thời gian tới.
Trung Quốc dùng 10 vạn con vịt diệt châu chấu
Theo Xinhua, nhiều khu vực của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi dịch châu chấu như tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, cũng như khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Nguyên nhân được xác định là do các yếu tố thời tiết thuận lợi như như lượng mưa nhiều và gió mùa kéo dài khiến châu chấu dễ sinh sôi.
Châu chấu sa mạc có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc nếu chúng không được kiểm soát tốt và di chuyển vào nội địa Trung Quốc để sinh sản.
Để xử lý cấp bách, đoàn quân' 10 vạn con vịt chống châu chấu ở biên giới Trung Quốc đang tập trung để xử lý 400 tỷ con châu chấu có nguy cơ đến nước này.
Clip nguồn youtube.
1001 thắc mắc: Điều kì dị gì khiến châu chấu khoẻ như Lance Amstrong?