1001 thắc mắc: Bí ẩn sao nước đá có viên trắng đục, số khác lại trong veo?

CHÂU ANH |

Khi cho một số viên nước đá vào đồ uống, bạn có thể thấy chúng chủ yếu có màu trắng đục như mây. Tuy nhiên, bạn cũng nhìn thấy có những viên đá khác lại trong veo.

Có thể bạn nghĩ hiện tượng này liên quan đến chất lượng nước được dùng để đông đá nhưng điều này không hẳn là đúng.

Bởi lẽ nhiệt độ được sử dụng mới là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến những viên đá trong suốt hay có màu trắng đục.

Ở nhiệt độ phòng, các tạp chất hòa tan trong nước không nhìn thấy được, nhưng khi nước được làm lạnh nhanh chúng tụ lại tạo ra các viên đá đục.

Kết luận: Bạn có thể tạo ra nước đá có độ trong cao ở nhà chỉ cần bạn sử dụng nước đun sôi và sau đó làm lạnh từ từ.

Vì sao đá viên không chìm khi thả vào cốc nước?

Mỗi lần uống nước đá, chắc hẳn ai đều thấy hiện tượng khá quen thuộc là những viên đá thường sẽ nổi lên trên mặt nước. Điều này hơi khó hiểu vì cục đá nặng như vậy sao lại không thể chìm xuống được?.

“Trong nước đá, các liên kết ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết là mạnh nhất, vì thế các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng các phân tử nước liên kết tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.”

1001 thắc mắc: Bí ẩn sao nước đá có viên trắng đục, số khác lại trong veo? - Ảnh 1.
Nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.

Điều này là cơ sở cho việc giải thích tại sao băng giá lại có thể nổi trên mặt hồ nước ở những vùng có khí hậu lạnh. Băng giá nổi trên mặt nước, lớp nước ấm hơn sẽ ở phía dưới lớp băng này, vì vậy các loài động vật như cá hay thực vật thủy sinh có thể sống qua mùa đông khắc nghiệt.

Ngoài ra, khi nước lỏng chuyển sang dạng đá, thể thích tăng lên, thế nên ta không được đổ đầy nước vào bình hay chai thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh. Bởi khi hình thành nước đá thể tích nước đá giãn nở làm vỡ chai hay bình đựng, rất nguy hiểm!

Vì sao uống nước đá cảm thấy nóng thêm?

Trời nắng nóng, ai cũng thích uống nước đá để giải nhiệt. Thế nhưng nước đá thường không đem lại công dụng làm mát như bạn mong muốn.

Cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng để điều hòa thân nhiệt. Năng lượng tiêu hao này còn lớn hơn cả khi tiêu hóa thức ăn và dưỡng chất. Do đó việc uống nước đá sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến các mạch máu co lại và giảm tốc độ cung cấp nước cho cơ thể. Nên dù bạn có uống nước đá thì cơ thể vẫn rất khát.

Nhiệt độ quá thấp của nước đá khi tiếp xúc với vùng miệng hầu họng sẽ làm mát tức thời vùng này, khiến hệ thần kinh trung ương phản ứng ngược lại. Khi đó hệ thần kinh của chúng ta tưởng thân nhiệt giảm nên truyền tín hiệu ra lệnh co mạch và bít kín lỗ chân lông ngoài da. Hậu quả là cơ thể không được tỏa nhiệt nên sau khi uống nước đá, cơ thể cảm thấy nóng hơn. Và bạn lại tiếp tục đi tìm nước đá… dẫn đến viêm họng.

Ngược lại, khi thời tiết đang nóng thì bạn nên uống nước nóng mới đúng. Dù ban đầu rất nóng và khó chịu nhưng về sau lại giải phóng được cơn khát, làm mát cơ thể do nước nóng làm cơ thể đổ mồ hôi, đồng thời nước bốc hơi qua lỗ chân lông trên mặt da của cơ thể làm giảm thân nhiệt.

Nếu không thích uống nước nóng thì bạn chỉ việc uống nước ở nhiệt độ phòng. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường miễn dịch.

Vì sao đá vỡ khi cho vào nước? Clip nguồn youtube

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại