Các điệp viên đến từ Langley không khác gì nhiều so với các đồng nghiệp nước ngoài: Những thành công thực sự của họ không bao giờ được công bố. Nhưng, chỉ những kẻ không làm mới không bao giờ mắc sai lầm.
Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các cơ quan tình báo Mỹ, trước tiên là Central Intelligence Agency (CIA) chịu nhiều ánh mắt soi mói, nhất là khi rơi vào một vụ bê bối nào đó. Cần phải nói rằng, CIA không phải là cơ quan tình báo lớn nhất, được bố trí ngân sách nhiều nhất để phục vụ mục tiêu bảo vệ an ninh của Mỹ.
Thực ra, Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), mà chuyên theo dõi hoạt động thông tin trên toàn cầu, có số nhân viên gần gấp 3 lần CIA, cũng như được cung cấp nhiều ngân sách hơn để mua sắm những trang thiết bị vô cùng đắt tiền phục vụ công việc.
FBI, chịu trách nhiệm về công tác phản gián, cũng như cơ quan tình báo của quân đội Mỹ cũng có nhiều nhân viên hơn hẳn CIA.
Tuy nhiên, chính CIA là cơ quan thực hiện các chiến dịch bí mật phục vụ những lợi ích của Mỹ. Không có một tổ chức nào lại bị căm ghét và khiếp sợ trên khắp thế giới như CIA. Và chỉ sau những công bố gây chấn động của kẻ phản bội Edward Snowden bỏ chạy sang Moscow thì NSA mới lọt vào danh sách bị căm ghét.
70 năm trước, vào ngày 26/7/1946, tổng thống Mỹ Garry Truman ký chỉ thị về việc thành lập cơ quan tình báo Mỹ như một đơn vị độc lập. Tiền thân của nó là Cơ quan tình báo chiến lược được thành lập vào năm 1942 và chịu sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Mỹ.
So với cơ quan này, CIA từ khi chính thức được thành lập vào ngày 18 tháng 8 năm 1947, chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống.
Trong vòng 70 năm qua, CIA đã đạt được những thành công vô cùng to lớn. Nhưng thông thường, cộng đồng ít biết tới những thành công đó, mà ngược lại, chủ yếu là những thất bại gây tiếng vang. 9 thất bại được liệt kê dưới đây trực tiếp gây ảnh hưởng xấu cho chính sách của Mỹ. Riêng trường hợp thứ 10 lại là thất bại gây ảnh hưởng tốt.
1. Quả bom nguyên tử của Liên Xô vào năm 1949
Về vụ nổ qua bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô hôm 29/8/1949 chỉ được các điệp viên CIA biết tới đúng vào thời điểm nó vừa kết thúc. Chỉ sau khi vụ nổ đã hoàn tất vài ngày, các nhân viên tình báo Mỹ mới thu thập được những hạt phóng xạ trên lãnh hải Thái Bình Dương của Nga.
Ảnh minh họa
Và phải sau gần 3 tuần, tổng thống Truman mới chính thức thông báo rằng Liên Xô đã phá vỡ sự độc tôn của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.
2. Cuộc độ bổ tại Vịnh Con lợn vào năm 1961
Không một chiến dịch nào của CIA lại chịu sự thất bại nhục nhã như cuộc đột kích nhằm lật đổ chế độ cộng sản của những người nhập cư Cuba tại vịnh Con lợn vào tháng 4/1961.
Thậm chí tất cả những gì có thể gây thất bại, đều xảy ra: về "nhóm đột kích" gồm những người nhập cư Cuba được tuyển chọn thiếu tính hệ thống đã được viết công khai trên các báo vài tháng trước khi xảy ra cuộc đổ bộ.
Chính những thành viên của nhóm được huấn luyện vô cùng sơ sài, được trang bị vũ khí thô sơ và đã sai lầm khi cho rằng người dân Cuba sẽ theo mình. Kết quả là 200 đối tượng đổ bộ và 1300 đồng bọn bị bắt làm tù binh, chiến thắng đã đứng về phía lãnh tụ người Cuba Fidel Castro và sự tức tối đứng về phía tổng thống Mỹ John Kennedy.
3. Các tên lửa tầm trung tại Cuba vào năm 1962
Sau thất bại trong cuộc đổ bộ tại Vịnh Con lợn, khai thác được thông tin tại Cuba là điều gần như không thể đối với CIA. Bởi vậy, thông tin về việc Cuba triển khai các tên lửa tầm trung có trang bị đầu đạn hạt nhân của Liên Xô là sự bất ngờ đối với cơ quan tình báo Mỹ.
Chính là những dữ liệu thu thập được từ chiếc máy bay do thám U-2 là các bằng chứng cho thấy điều này. Chỉ nhờ sự bình tĩnh và khả năng đàm phán tài tình, tổng thống Kennedy đã hóa giải được một cuộc khủng hoảng thảm khốc nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.
4. Cuộc chiến tranh Ngày tận thế năm 1973
Mùa thu năm 1973, CIA nắm khả đầy đủ thông tin về một cuộc xâm lược Isarel sắp sửa diễn ra từ phía quân đội Ai Cập và Syria. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tại Langley lại không có khả năng biến thông tin đó thành một kết luận hợp lý về một cuộc tấn công thảm khốc có thể xảy ra.
Điều đáng nói ở đây đó là cả cơ quan tình báo "Mossad" của Isarel có mặt ngay tâm điểm cũng không thể phát hiện được cuộc tấn công đe dọa tới sự tồn tại của Isarel của người Ả Rập vào ngày 6/10/1973. Hai cơ quan tình báo hàng đầu của Phương Tây bị biến thành những kẻ ngờ ngệch ngay trước khi cuộc chiến tranh Ngày Tận thế nổ ra.
5. Cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran năm 1979
Vài tuần trước cuộc Cách mạng Hồi giáo tại Iran năm 1979 diễn ra, chi nhánh CIA tại Tehran cho rằng tối thiểu trong vòng 10 năm tới không có gì đe dọa được chế độ quân chủ Shah lúc bấy giờ.
Cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran năm 1979.
Khi lực lượng du kích và phiến quân sau những trận giao tranh ác liệt trên đường phố đã giành được chính quyền về tay mình, lãnh đạo CIA, đô đốc Stansfield Turner chỉ biết ôm đầu và nói: "Tất cả chúng ta đã ngủ quên".
6. Cuộc phiêu lưu với các du kích Iran năm 1985-1986
Điều này không cản trở người kế nhiệm của Turner, ông William J. Casey, và cố vấn quân sự Hội đồng an ninh Quốc gia, ông Oliver North, dính líu vào một vụ biển thủ tiền vô cùng phức tạp và bất hợp pháp.
Vì Quốc hội Mỹ từ chối bí mật cung cấp tiền để hỗ trợ các du kích chống cộng sản tại Nicargua, nên CIA bất chấp các lệnh cấm, vẫn cũng cấp vũ khí cho Iran.
Những khoản tiền kếch xù để phục vụ mục đích này đã được gửi tới Trung Mỹ và chi cho "cuộc chiến bẩn thỉu"; một phần khác - cho những phần tử khủng bố Hồi giáo tại Libang - để giải phóng những binh lính Mỹ bị bắt làm tù binh tại quốc gia này.
Sự thật chỉ được phơi bày vào cuối năm 1986 khi ông North bị bắt và phải hầu tòa, nhưng ông ta đổ hết tội cho Casey, người khi đó đang trong tình trạng nguy kịch và không thể trả lời cơ quan điều tra, rồi chết vào năm 1987.
7. Sự sụp đổ "khối Đông Âu" vào năm 1989
Khối Đông Âu tan rã và các cuộc cách mạng hòa bình tại Cộng hòa Dân chủ Đức và Tiệp Khắc trở thành điều bất ngờ với CIA. Có thể nói rằng, thông tin do kênh truyền hình CNN cung cấp còn đầy đủ hơn nhưng gì cơ quan tình báo CIA có được.
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin
Tuy nhiên, đổ lỗi cho các điệp viên về việc Langley không dự báo được Bức tường Berlin sụp đổ là điều không cần thiết - không ai lên kế hoạch cho điều đó, mà nó là kết quả của sự hiểu lầm và phản ứng dũng cảm trước sự việc này từ phía người dân Đông Berlin.
8. Vụ khủng bố 11/9/2001
Nói chung, CIA nắm tất cả những thông tin cần biết về các vụ khủng bố hôm 11/9/2001 nhằm vào New York và Washington để có thể ra tay ngăn chặn được. Tuy nhiên không ai có khả năng tập hợp các mảnh thông tin thành một chuỗi.
Chỉ sau khi các vụ khủng bố xảy ra thì điều đó mới được thực hiện một cách rất nhanh chóng - và điều này trở thành lý do cho những kẻ cuồng tín vào thuyết âm mưu tha hồ mà tưởng tượng.
9. Cuộc chiến tranh tại Iraq năm 2002-2003
Thất bại không thể chối cãi của cơ quan tình báo này đã dẫn tới một cuộc chiến tranh nổ ra tại Iraq vào năm 2002-2003. Bởi vì cuối cùng người ta cũng không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt (lý do để Mỹ đưa quân vào Iraq) cũng như phòng thí nghiệm cơ động để sản xuất vũ khí hóa học của Saddam Hussein.
Tất cả đều là sự tưởng tượng của một kẻ cung cấp thông tin thuộc cơ quan tình báo Đức "BND" có tên là Curveball. Không hiểu tại sao CIA lại dễ dàng tin điều này đến như vậy, và lý do duy nhất - nó hoàn toàn đúng với những phỏng đoán của cơ quan này.
9 thất bại trên đây của CIA, tất nhiên đều gây ra hậu quả khôn lường. Nhưng có một "thất bại" mà lại được coi là thành công: Hầm điệp viên tại Berlin.
10. Hầm điệp viên tại Berlin vào năm 1956
Vào cuối tháng 4/1956, Liên Xô và quốc gia-vệ tinh của mình là Cộng hòa Đông Đức đã dựng lên một chiến dịch nhằm mục đích buộc tội Mỹ và các đồng minh "kích động chiến tranh".
Ngày 22/4/1956, các công nhân xây dựng đã phát hiện tại khu đông nam của Tây Berlin một đường hầm chứa đầy các thiết bị chuyên để nghe trộm các cuộc điện thoại của bộ tư lệnh Hồng quân Liên Xô do CIA bố trí.
Hầm điệp viên tại Berlin.
Những điệp viên bị bắt không hề tỏ vẻ thất vọng. CIA không những không lên tiếng phản đối chiến dịch "Vàng" này tiếp tục được triển khai, mà họ thậm chí còn được hưởng lợi từ đó.
Bởi vì trong vòng 11 tháng trước đó, các điệp viên của Mỹ đã nghe được gần 440 nghìn cuộc điện thoại mật của phía Liên Xô, và thậm chí có không ít các nghị sĩ Mỹ còn phải thừa nhận rằng CIA đáng giá đồng tiền bát gạo mà ngân sách bỏ ra cho nó.
Vào năm 1997, nhận dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập CIA, một cuộc triển lãm đã được tổ chức trong viện bảo tàng của Langley, nơi hiện vật triển lãm là Mô hình đường hầm Berlin: Dù bị phía Liên Xô phát hiện, nhưng các điệp viên Mỹ vẫn rất tự hào. Và họ luôn như thế cho đến tận bây giờ.