Giấm: Giấm là một bài thuốc tại nhà rất hiệu quả trong việc làm dịu vùng da hăm tã. Bạn hãy hòa một thìa cà phê giấm với một cốc nước, rồi dùng hỗn hợp này để lau rửa cho trẻ khi thay tã.
Baking soda: Baking soda giúp giải quyết tình trạng hăm tã mà không gây tổn thương làn da mỏng manh nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Bạn hãy hòa hai thìa canh baking soda vào khoảng 1 lít nước và dùng hỗn hợp này để lau rửa cho trẻ mỗi lần thay tã.
Dầu dừa: Dầu dừa có tính cấp ẩm, chống nấm và kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng làm dịu và chữa lành vùng da bị hăm tã của trẻ. Bạn có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị hăm tã sau mỗi lần thay tã, hoặc hòa vài thìa dầu dừa với nước tắm của trẻ.
Bơ hạt mỡ (Shea butter): Bơ hạt mỡ có trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da nhờ hàm lượng chất béo thực vật cao, khả năng cải thiện tuần hoàn máu và đẩy nhanh tái tạo tế bào, tính cấp ẩm và khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Sau khi rửa và lau sạch vùng mông và bẹn của trẻ, hãy chà bơ giữa lòng bàn tay cho đến khi bơ tan chảy, thoa lên vùng da hăm tã của trẻ.
Bột yến mạch: Tắm cho trẻ bằng nước pha bột yến mạch giúp điều trị hăm tã và đẩy nhanh phục hồi da mà không cần bất kỳ loại thuốc bôi nào. Hãy hòa một thìa canh bột yến mạch vào nước tắm của trẻ và cho trẻ ngâm mình trong đó khoảng 10 phút.
Bột ngô: Bột ngô có tính hút ẩm, nhờ đó giúp giữ cho da trẻ khô thoáng, không để cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Sau khi cho trẻ tắm nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, hãy rắc một ít bột ngô lên vùng da hăm tã thay cho phấn rôm và lặp lại thao tác này mỗi lần thay tã cho trẻ.
Sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh mà còn có nhiều công dụng khác. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ lên vùng da hăm tã của trẻ, thoa nhẹ nhàng cho đến khi sữa ngấm và khô lại, rồi mang tã cho trẻ.
Sữa chua: Sữa chua cũng rất hiệu quả trong việc làm dịu vùng da hăm tã của trẻ, với điều kiện loại sữa chua mà bạn sử dụng là sữa chua hữu cơ, tự nhiên, không đường, vì đường và chất bảo quản có thể có hại cho da của trẻ. Bạn hãy thoa một lớp sữa chua dày lên vùng da bị hăm mẩn của trẻ rồi ngay lập tức mang tã vào.
Sáp dầu: Sáp dầu có tác dụng như một lớp màng bảo vệ da trẻ khỏi các tác nhân gây kích ứng có trong tã bẩn. Sau khi vệ sinh vùng mông và bẹn của trẻ với nước ấm, hãy lau khô và thoa đều sáp dầu lên vùng da này trước khi mang tã cho trẻ.
Không khí: Để trẻ “thả rông” là cách đơn giản nhất để giảm tình trạng hăm tã của trẻ. Bạn có thể dùng miếng lót nhựa đặt lên khu vực nằm bò của trẻ để tránh trẻ làm bẩn chăn nệm, hoặc bạn có thể cho trẻ ngồi bô ngay khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài.