6. Hành lang nghệ thuật tại Bảo tàng Quốc gia Hermitage, St.Petersburg
Đây một ví dụ hiếm hoi khi bản sao của một tác phẩm nghệ thuật lại vĩ đại không kém so với bản gốc. Các hành lang nổi tiếng tại Vatican được vẽ bởi danh họa Raphael và các sinh viên của ông vào năm 1517-1519.
Hai thế kỷ rưỡi sau, khi xem một loạt các bản khắc mô tả các dãy hàng lang, Catherine Đại đế đã quyết định dựng lại chúng với kích thước đầy đủ tại Hermitage.
Không giống như các hành lang của Vatican (chỉ được tráng men trong thế kỷ 20 để bảo vệ khỏi các nhân tố bên ngoài), các phiên bản của Nga được xây dựng như những phòng trưng bày kín ngay từ đầu, và do đó chúng được bảo tồn một cách hoàn hảo.
7. Bức tranh “The Last Day of Pompeii” của danh họa Karl Bryullov - Bảo tàng Nhà nước Nga, St.Petersburg
Kiệt tác của danh họa Karl Bryullov là một trong những bức tranh lớn nhất của Nga với kích thước 456,5 × 651 cm. Tác phẩm được thực hiện tại Ý và đã đạt được tiếng vang lớn khi trưng bày trước công chúng. Một hậu duệ của gia đình thương gia người Nga Demidov đã mua lại tác phẩm và nó đã được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris.
Sau đó, bức họa cũng đã được chuyển về trưng bày tại Hermitage và cuối cùng dừng chân tại một căn phòng đặc biệt cùng với một số bức tranh lớn khác ở Bảo tàng Hoàng gia Nga (tên bây giờ là Bảo tàng Nhà nước Nga), được Sa hoàng Alexander III thành lập vào năm 1897.
8. Bức tranh “The Appearance of Christ before the People” của danh họa Alexander Ivanov - Phòng trưng bày Tretyakov, Moscow
Câu chuyện của tác phẩm này có nhiều điểm tương đồng với tác phẩm “The Last Day of Pompeii” của danh họa Bryullov. Cả hai tác phẩm cùng được vẽ tại Ý (mặc dù Alexander Ivanov mất 20 năm để hoàn thành) và cũng có một căn phòng riêng biệt được xây dựng cho nó ở Moscow dưới thời Alexander II.
Ngày nay, bức tranh khổng lồ với kích thước 540 × 750 cm chiếm một vị trí đặc biệt tại Phòng trưng bày Tretyakov và được Giám đốc bảo tàng Zelfira Tregulova gọi nó là “tác phẩm vĩ đại nhất của nghệ thuật Nga”.
9. Bức tranh “The Trinity” của danh họa Andrey Rublev - Phòng trưng bày Tretyakov, Moscow
Là một trong số các biểu tượng nghệ thuật nổi tiếng nhất tại Nga, “The Trinity” xuất hiện vào đầu thế kỷ 15. Giống như tất cả các tác phẩm thời đó, bức tranh được vẽ trên gỗ và sau này chuyển sang vải, tuy nhiên quá trình này đã gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
Do đó, tác phẩm này cần được lưu giữ trong điều kiện đặc biệt, đồng nghĩa với việc nó sẽ không được đưa ra khỏi Phòng trưng bày Tretyakov ở Moscow.
10. Bức tranh “Black Square” của danh họa Kazimir Malevich - Phòng trưng bày Tretyakov, Moscow
Về mặt nghệ thuật, tác phẩm của người sáng lập Trường phái Siêu thực này thường được so sánh với bức họa “Mona Lisa”. Bức tranh là tâm điểm của toàn bộ tòa nhà tại Phòng trưng bày Tretyakov mới của Krymsky Val, nơi lưu giữ nghệ thuật Nga giai đoạn thế kỷ 20-21.
Một số phiên bản của danh họa Kazimir Malevich cũng đã “chu du” tới các triển lãm quốc tế, nhưng bản gốc “Square”, giống như “Mona Lisa” của Louvre sẽ không bao giờ ra khỏi “nhà”.