Bạn cần lưu ý phòng tránh những hiểm họa sau đây trên bãi biển để có một kỳ nghỉ hè an toàn và thoải mái.
1. Say nắng
Say nắng.
Thân thể chúng ta thường lạnh đi khi đổ mồ hôi. Nhưng nếu hệ thống điều khiển thân nhiệt bị quá tải thì người tắm biển sẽ bị say nắng.
Khi say nắng, thân nhiệt tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 5 đến 10 phút, cơ thể nóng đến 39 độ C.
Chúng ta dễ bị say nắng khi mồ hôi toát ra mà không bay hơi, cơ thể ẩm ướt trong lúc oi bức càng khó làm mát.
Theo các bác sĩ, các đối tượng hay bị say nắng là: người già (65 tuổi trở lên), trẻ em (4 tuổi trở lên), béo phì, cảm sốt, mất nước, bệnh tim, cháy nắng và say rượu.
Những biển hiện của say nắng là: thân nhiệt cao, mần đỏ, nóng, khô da (khô mồ hôi), nhịp tim nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp và ngất xỉu.
Người bị say nắng cần được sơ cứu bằng cách đưa vào bóng râm, làm mát cơ thể bằng nước và đưa đi cấp cứu.
2. Sóng thần
Sóng thần.
Thiên tai có thể kéo theo sóng thần ập vào bờ biển. Nếu bạn nghe thấy cảnh báo sóng thần thì bạn nên nhanh chóng sơ tán đến nơi cao hơn, tránh xa bờ biển.
Sóng thần là hàng loạt những con sóng lớn hình thành do sự dịch chuyển dưới đáy biển sau động đất, lở đất hay núi lửa phun.
Kể từ năm 1850 đến nay, sóng thần đã làm hơn 420.000 người thiệt mạng. Trận sóng thần xảy ra tại Sumatra ngày 26/12/2004 bị coi là trận sóng thần thảm khốc nhất những năm gần đây.
Nhiều vùng bờ biển đã có hệ thống theo dõi động đất và cảnh báo sóng thần. Nhưng những thiết bị này vẫn chưa thể cảnh báo chính xác thời gian và mức độ sóng thần.
3. Tảo biển
Tảo biển (Ảnh minh họa).
Ít ai ngờ rằng vật nhỏ bé như tảo biển cũng gây nguy hiểm. Tảo biển nở hoa nguy hại gọi là thủy triều đỏ xảy ra khi một đám tảo phát triển nhanh chóng.
Tảo biển có thể phóng chất độc gây hại cho người, cá, sò, chim biển và các loài sinh vật biển khác. Thậm chí tảo không độc tố vẫn có thể gây hại cho hệ sinh thái. Khi hàng loạt tảo chết đi và thối rữa, chúng làm mất oxy trong nước biển, làm sinh vật biển chết ngạt.
Bạn không nên ăn hải sản trong vùng biển nhiễm tảo biển độc. Năm 1990, 6 ngư dân đã chết sau khi ăn con trai họ nhặt được gần Mũi Cod, bang Massachusetts, Mỹ.
Bạn không nên bơi trong vùng biển nhiễm tảo vì bạn có thể bị kích ứng da và bỏng mắt. Bạn không nên bơi gần cá chết vì dễ nhiễm vi khuẩn có hại.
4. Cá mập tấn công
Cá mập.
Cá mập tấn công thường gây nhiều sự chú ý nhưng hiếm khi xảy ra. Năm 2015 là năm kỷ lục về các vụ cá mập tấn công, với 98 vụ làm 6 người chết.
Nhà sinh vật về cá mập George Burgess thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Florida (Mỹ) đã đưa ra vài lời khuyên để phòng tránh cá mập tấn công như sau:
- Không nên bơi gần cá mập.
- Tránh xa thuyền và vùng biển có chim biển lao xuống và cá nổi trên mặt nước.
- Tránh xa các kênh sâu giữa dọi cát và nước dưới đáy biển. Cá thường tụ tập tại đây thu hút cá mập.
- Tránh xa vùng nước tối tăm khiến bạn khó phát hiện cá mập. Và cá mập dễ nhận ra người hơn cá và hải cẩu.
- Đừng bơi một mình. Cá mập ít bám theo nhóm người bơi hoặc lặn.
- Đừng bơi vào lúc bình minh và chiều tối. Lúc đó, cá mập thường kiếm ăn gần bờ biển.
- Bơi đêm rất lãng mạn, nhưng rất nguy hiểm. Người thông minh không làm thế.
- Không nên đeo đồ trang sức hay đồng hồ sáng óng ánh dưới biển. Ánh sáng của chúng như thu hút cá mập.
5. Dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ.
Dòng chảy xa bờ là hiện tượng thường gặp ở các bãi biển, chính là nguyên nhân gây ra các vụ tại nạn chết người cho du khách đi tắm biển.
Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là dòng chảy xa bờ, có thể bất ngờ cuốn người ra xa bờ đến 100m chỉ trong nháy mắt.
Dòng chảy xa bờ là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng đánh và đưa nước biển vào bờ. Nhưng nước biển liên tục vào bờ sẽ tập hợp lại thành dòng đi ngược ra biển.
Nếu bạn gặp phải dòng chảy xa bờ bạn nên bình tĩnh, không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ, tìm cách bơi song song với bờ biển (tức là vuông góc với dòng chảy). Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.
6. Sứa biển
Sứa biển.
Con sứa biển trông đẹp nhưng lại là mối hiểm họa chết người với người đi biển. ước tính có 2.000 loài sứa, trong đó 70 loài sứa rất độc, thậm chí gây tử vong.
Bạn hãy chú ý biển cảnh báo sứa, không được sờ vào sứa dạt vào bờ. Xúc tu của nó như cái vòi cắn người.
Nếu bạn bị sứa cắn sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, cần rửa vết thương ngay bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ gây tổn thương nặng hơn).
Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn, sau đó chà xát bằng đồ vật có cạnh, như: thìa, vỏ sò, dao... để lấy hết gai sứa ra khỏi vết thương
Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần chất amoniac, dấm, sô đa hoặc mì chính bôi vào vết thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương). Chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau, bớt sưng tấy và ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng.
Nếu vẫn bị đau nhức, bạn nên uống thuốc aspirin. Nếu bạn có biểu hiện trầm trọng hơn (như khó thở,…) thì phải nhanh chóng đi cấp cứu.
7. Da cháy nắng
Ảnh minh họa
Bạn nên xoa kem chống nắng, mang ô dù và mũ để bảo vệ làn da khi đi chơi biển. Tia cực tím trong nắng có thể hủy hoại làn da trong vòng 15 phút. Da cháy nắng làm tăng nguy cơ ung thư da.
Bạn nên mặc áo dài tay, quần dài để da không bị rám nắng. Nhưng phải mặc quần áo khô, quần áo ướt ít bảo vệ khỏi tia cực tím hơn.
8. Nước biển bẩn
Vùng nước biển bẩn.
Bãi biển trong xanh là nước biển không bị nhiễm bẩn. Bạn không nên tắm nước biển bẩn, có thể bị bệnh tật.
Nước biển bẩn thường đục ngầu, có rác thải, xác động vật trôi nổi, nhiễm hóa chất và các loại vi khuẩn độc hại như E. coli, có hại cho con người.
9. Rác bờ biển
Rác bãi biển.
Bạn hãy tránh xa bờ biển đầy rác thải kim loại, mảnh vỡ thủy tinh và các loại mảnh vỡ khác. Rác thải này có thể do con người xả rác bừa bãi, tàu thuyền vỡ hoặc bị bỏ hoang.
Rác thải có thể gây hại cho môi trường sinh thái và cho người đi biển. Bạn nên làm sạch biển bằng cách thu gom rác trên bãi biển.
10. Sụt hố cát
Trò chơi trên cát.
Người đi biển, nhất là trẻ em, thường thích chơi đào hố cát. Những hố cát này có thể sụp xuống, chôn vùi người.
Theo một báo cáo hồi năm 2007, trong vòng 10 năm, đã xảy ra 52 vụ sụt cát gây thương tích hoặc không. Các nạn nhân thường ở độ tuổi 3 đến 21 và 45, 87% nạn nhân là nam giới.
Đa số các vụ sụt cát xảy ra gần bờ biển gây ra hố to nhỏ đường kính từ 0,6m đến 4,6m và sâu từ 0,6m đến 3,7m.
Có vụ bức tường cát đổ xuống, nạn nhân chìm vào cát mà không để lại dấu vết. Sụt hố cát thường do đào hố cát, người nhảy hoặc vật rơi xuống gây lún cát, có thể làm chết đến 31 người. 21 người khác sống sót do được cứu kịp thời.
Nguồn: Live Science