I-ốt có vai trò cực kỳ thiết yếu cho sự sống của chúng ta, bởi nó là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone tuyến giáp. Cơ thể con người không tự sản xuất được i-ốt, đó là lý do vì sao chúng ta cần phải tiêu thụ các loại thực phẩm giàu yếu tố này. Ví dụ như rong biển, mận khô, trứng và các thực phẩm từ sữa. Việc thiếu hụt i-ốt có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau.
Và nếu không được điều trị, đó còn là nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư hoặc suy tim.
Ở Bright Side, chúng tôi đã tìm hiểu các dấu hiệu phổ biến nhất khi cơ thể thiếu i-ốt và sẵn sàng chia sẻ chúng với bạn. Nếu bạn mắc phải triệu chứng nào trong số này, hãy lên kế hoạch đi khám bác sĩ để tìm hiểu lý do chính xác.
10. Các vấn đề về tóc và da
Rụng tóc kéo dài và da khô ngứa chính là dấu hiệu cảnh báo bạn cần thêm i-ốt. I-ốt giúp điều chỉnh độ ẩm của da, kích thích quá trình chữa lành vết thương và sẹo, nó thậm chí còn làm chậm sự hình thành các nếp nhăn. I-ốt cũng giúp bạn có một mái tóc dài và bóng mượt. Bí mật nằm ở khả năng hỗ trợ tái tạo nang tóc và bảo vệ nang tóc khỏi bị nhiễm trùng của i-ốt.
9. Nhạy cảm với cái lạnh
Trời không quá lạnh, nhưng bạn lại chỉ muốn cuộn mình trong chăn. Bạn luôn phàn nàn rằng mình cảm thấy ớn lạnh trong khi những người khác mặc áo phông và gọi bạn là bông hoa nhà kính. Vậy thì, có vẻ như cơ thể bạn đang thiếu i-ốt đấy bởi sự thiếu hụt i-ốt sẽ làm quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn. Kết quả là, cơ thể chúng ta sản xuất ra ít năng lượng làm chúng ta cảm thấy ấm áp hơn.
8. Tăng cân bất ngờ
Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm cũng không hẳn là quá khó chịu nếu bạn chỉ bị nhạy cảm với cái lạnh. Nhưng thật không may, nó cũng có thể làm chúng ta tăng cân quá mức. Trao đổi chất chậm khiến cơ thể chúng ta đốt cháy ít calo hơn bình thường, và chúng ta thì không thay đổi thói quen ăn uống. Kết quả, phần còn lại của calo sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo.
7. Mệt mỏi và yếu ớt
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 88% người có lượng hormone tuyến giáp thấp sẽ mắc phải vấn đề này. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức khi làm những công việc quen thuộc, nhưng lại ngủ đủ giấc và không có xu hướng làm việc quá sức, thì thiếu iốt có thể là vấn đề của bạn. Chính sự trao đổi chất chậm là lý do khiến chúng ta cực kỳ mệt mỏi. Cơ thể chúng ta không có đủ năng lượng để duy trì sự nhanh nhẹn.
6. Mắc những vấn đề về học tập và trí nhớ
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, những người có mức độ hormone tuyến giáp thấp thường có vùng hồi hải mã (một bộ phận của não bộ giúp chúng ta kiểm soát trí nhớ dài hạn) nhỏ hơn. Đó là lý do vì sao thiếu i-ốt có thể khiến cho việc học tập và ghi nhớ mọi thứ trở thành một cuộc chiến gian nan đối với chúng ta. Hơn thế, sự trao đổi chất chậm còn ảnh hưởng tới khả năng xử lý và phản hồi thông tin của não bộ.
5. Trầm cảm và lo âu
Chúng ta thường cho rằng những cơn trầm cảm và lo âu nặng thường chỉ xuất phát từ các vấn đề sinh lý. Thật ra thì đây là một nhầm lẫn khá phổ biến. Các nhà khoa học đã xác nhận rằng giữa trầm cảm và rối loạn tuyến giáp tồn tại mối liên hệ với nhau từ lâu. Nếu bạn cảm thấy mình đang bất ổn hơn bình thường, hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng và tiếp nhận phương pháp điều trị thích hợp.
4. Sưng ở cổ
Bây giờ chúng ta sẽ đề cập đến triệu chứng phổ biến nhất. Một vùng sưng trên cổ xuất hiện, thường được gọi là bướu cổ, xảy ra khi tuyến giáp của chúng ta phình lên bất thường. Khi cơ thể không được cung cấp đủ i-ốt, tuyến giáp không thể sản xuất ra đủ hormone và nó phải cố gắng lấy i-ốt từ máu. Quá trình này làm cho các tế bào tuyến giáp nhân lên và phát triển hơn bình thường, bởi vậy sẽ khiến cổ của chúng ta bị sưng lên.
3. Vấn đề trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề này bởi họ không chỉ phải đáp ứng nhu cầu về i-ốt của mỗi bản thân mà còn cả nhu cầu của em bé. Hormone tuyến giáp rất quan trọng đối với em bé trước khi chúng được sinh ra. Sự thiếu hụt loại hormone này có tác động tiêu cực đến phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, thiếu i-ốt còn khiến nguy cơ chết lưu hoặc sảy thai cao hơn.
2. Rối loạn nhịp tim
Thiếu i-ốt còn gây ra các vấn đề về tim mạch. Nói chính xác hơn, sự thiếu hụt i-ốt dẫn đến nhịp tim chậm – tim đập chậm hơn bình thường. Khi mắc phải triệu chứng này, người ta có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc có khi là ngất xỉu.
1. Táo bón
Dường như suy giáp (chức năng tuyến giáp thấp) chẳng tha một ai và còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa của chúng ta. Các tài liệu khoa học xác nhận rằng tuyến giáp không tốt dẫn đến suy giảm hoạt động của dạ dày cùng ruột già. Đó là lí do vì sao một số người bị táo bón khi cơ thể không được cung cấp đủ i-ốt. Bạn cần phải đến gặp bác sĩ nếu như bạn đi nặng ít hơn 3 lần mỗi tuần đấy.
Bạn đã bao giờ bị thiếu i-ốt chưa? Bạn từng mắc phải những triệu chứng nào? Giữ sức khỏe thật tốt và chia sẻ bài viết này cho bạn bè cùng biết nhé!