Tiểu đường là bệnh lí mãn tính xảy ra khi lượng đường trong máu (a.k.a, glucose) quá cao, nguyên nhân do cơ thể bạn không sản sinh đủ lượng insulin (hooc-môn điều tiết đường trong cơ thể ) hoặc ngay cả khi được điều tiết tốt. Mặc dù bạn có thể dễ dàng nhận ra có điều gì đó đang xảy ra trong thể mình nhưng với một số người thì ngược lại.
Bác sĩ Poorani Goundan, chuyên gia nội tiết tại Trung tâm Y tế Boston, Hoa Kì cho biết: "Nhiều khi lượng đường trong máu không cao nên chúng ta có thể không cảm nhận được những triệu chứng bệnh".
Đó là lý do mà bà dành lời khuyên cho tất cả mọi người trên 45 tuổi và những người trẻ tuổi có các yếu tố nguy cơ - bao gồm thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc mắc chứng tiểu đường thai kỳ nên thực hiện kiểm tra định kỳ.
1. Đi tiểu nhiều lần
Tương tự như các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường, triệu chứng đặc trưng này xuất hiện do lượng đường dư thừa lưu thông trong cơ thể bạn. Theo bác sĩ Vouyiouklis Kellis, khoa Nội tại bệnh viện Cleveland: "Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể bạn sẽ cố gắng đào thải chúng ra ngoài. Khi tiểu nước cùng đường sẽ được cuốn ra khỏi cơ thể, vì vậy bạn sẽ thường xuyên mắc tiểu".
Cả hai bác sĩ Goundan và Kellis cũng cho rằng, nếu bạn nhận thấy mình đột tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn trước và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn không rõ nguyên nhân - đặc biệt là khi bạn thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh, hãy tìm đến bác sĩ ngay.
Ảnh minh họa
2. Thường xuyên khát nước
Đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn mất nước. "Một số bệnh nhân không biết họ đang mắc bệnh tiểu đường thường chọn các loại nước ngọt, soda hoặc nước trái cây để giải khát, nhưng chính điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể bạn và làm vấn đề càng tồi tệ hơn", theo bác sĩ Goundan.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mình vô cùng khát nước (trong khi không đổ mồ hôi từ tập luyện hoặc do thời tiết nóng) – đó có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.
3. Hơi thở bị hôi
Đây cũng là một hệ quả từ chứng mất nước với các bệnh nhân mắc tiểu đường: "Bạn sẽ cảm thấy miệng bị khô - một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng", bác sĩ Kellis nói.
Hơn nữa, khi đường trong máu của bạn cao do bệnh tiểu đường không được kiểm soát, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng từ thức ăn của bạn, vì vậy nó đốt cháy chất béo - tạo ra các chất được gọi là keytones. Bác sĩ Kellis cho biết thêm: "Keytones tạo ra mùi vị ngọt và vị trái cây gây khó chịu trong miệng bạn".
4. Mắt mờ
Khi lượng đường trong máu cao dẫn đến sự thay đổi các chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả thị giác của bạn. "Chất lỏng hòa cùng đường, vì vậy nó đi vào thủy tinh thể của mắt từ đó khiến thị giác của bạn mờ đi", bác sĩ Kellis cho biết.
Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến cận thị. Ông giải thích thêm: "Một số bệnh nhân bị tiểu đường không được chẩn đoán trước, thăm khám bác sĩ mắt và nhận thuốc theo toa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng đường huyết (bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường) có thể làm giảm triệu chứng này và tình trạng mắt bị mờ sẽ dần biến mất".
Ảnh minh họa
5. Ngứa ngáy hoặc tê buốt tay, chân
Sau vài năm, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu, làm giảm cảm giác ở các chi, khiến bạn có cảm giác như đau ran, bị kim châm hoặc tê. "Glucose làm giảm lưu lượng máu đến những dây thần kinh này để giữ cho chúng khỏe mạnh và glucose đã phá hủy chúng", theo bác sĩ Kellis.
6. Chậm hồi phục vết thương, vết bầm
Giảm nhạy cảm thần kinh cũng khiến bạn dễ bị thương hơn. "Các vêt bị cắt, xước khó phục hồi hơn, điều đó có nghĩa cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn", bác sĩ Goundan cho biết.
Và một khi bạn bị thương, bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể khiến cơ thể bạn khó lành hơn. Cũng theo ông: "Đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển". Vì bệnh đái tháo đường thường đi cùng với huyết áp cao và cholesterol cao, sự tích tụ mảng bám có thể làm tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp để chữa lành vết thương.
Bệnh tiểu đường cũng có thể làm suy yếu các tế bào T (tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể) – lá chắn nhiễm trùng của cơ thể. Bác sĩ Kellis cho biết: "Khi lượng đường trong máu cao sẽ trì hoãn cơ chế tự hồi phục của cơ thể bạn."
7. Sụt cân ngay cả khi bạn ăn nhiều hơn
Giảm cân không rõ nguyên do xuất phát từ nhiều yếu tố, kể cả với bệnh tiểu đường. Insulin giúp cơ thể vận chuyển năng lượng – có nghĩa là chuyển đường từ máu đến các tế bào.
Khi bị thiếu hụt insulin, cơ thể bạn sẽ không vận chuyển đủ năng lượng vào tế bào dù cho tất cả đường đều chảy qua cơ thể của bạn. "Cơ thể bạn luôn cảm thấy đói", Goundan giải thích.
Kellis cho biết: "Vì bạn không thể hấp thụ đủ năng lượng từ đường nên cơ thể bạn sẽ tự đốt cháy chất béo và cơ bắp của bạn để bổ sung cho lượng năng lượng thiếu hụt đó. Từ đó dẫn đến sự sụt cân đáng kể, thường từ 10 đến 20 pounds" (từ 4,5 g đến 9,07 kg)".
Ảnh minh họa
8. Cảm thấy rất mệt mỏi
Carbohydrates – hợp chất bị cơ thể chúng ta phân hủy thành glucose, là nguồn năng lượng chính của cơ thể nhưng chúng lại không được hấp thụ khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng mất nước có thể hạ gục cơ thể bạn, bác sĩ Kellis lưu ý.
Tất nhiên có rất nhiều lý do khiến bạn cảm thấy kiệt sức, từ chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, thời gian ngủ. Nhưng nếu mệt mỏi xuất hiện đột ngột và bất thường, đặc biệt khi kèm theo một số các triệu chứng khác, bạn nên kiểm tra ngay sức khỏe của mình.
9. Thường xuyên bị nhiễm trùng nấm men
Đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi trong âm đạo của bạn khiến các bệnh nhiễm trùng men có thể phát triển. "Glucose là nhiên liệu cho men. Càng có nhiều glucose, chúng càng phát sinh nhiều hơn", bác sĩ Kellis cho biết.
Nếu bạn bị nhiễm trùng từ 2 đến 3 lần trong vài tháng dù sử dụng các phương pháp điều trị thông thường không có hiệu quả, đó là lúc bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Bác sĩ Goundan bổ sung: "Một khi lượng đường trong máu ổn định, tần số nhiễm trùng nấm men sẽ giảm."
10. Đen vùng cổ và nách
Vùng da xung quanh cổ và nách đen là một dấu hiệu bất ngờ, khá phổ biến của chứng kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Kellis cho biết: "Chúng ta thường thấy ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (polyosstic plasmette syndrome - PCOS) xuất hiện hiện tượng kháng insulin", bởi làn da bị khô hơn do thiếu nước cũng như vì những vùng này thường dày hơn nên gặp nhiều sự cọ xát hơn.
Những con số khủng khiếp về bệnh tiểu đường
*Theo Womenshealthmag