Sư tử - biểu tượng của châu Phi ngày càng vơi hụt. Nguồn: Africa Today.
Theo tổ chức bảo tồn sư tử châu Phi, xung đột giữa người và sư tử thường gia tăng vào thời điểm hạn hán vì con mồi hoang dã trở nên khó săn hơn khi chúng phải vất vả tìm mồi, trở nên cực kỳ hung dữ. Trong khi đó, các chủ trại chăn nuôi gia súc lại "đặc biệt cảnh giác" khiến cho chúng càng khó tìm mồi. Hiện Kenya đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 40 năm qua, không chỉ cuộc sống con người mà đàn gia súc cũng gặp khó khăn. Những cánh rừng chỉ chực bốc cháy, những dòng sông cạn nước, hoang mạc lan rộng càng đẩy động vật hoang dã vào bế tắc.
Sau vụ 10 con sư tử bị giết, giới chức Kenya đã tiến hành thảo luận với người dân địa phương để tìm cách giảm thiểu nguy cơ xung đột giữa con người và động vật hoang dã, nhất là với loài sư tử vốn còn rất ít ở châu Phi.
Trước đó, vào ngày 15/3, “‘Vua sư tử” huyền thoại ở Tanzania đã thiệt mạng vì bị đồng loại phục kích. Đó là con sư tử đực có tên Bob Junior, 10 tuổi, được cho là “vua vùng Serengeti”, nó đã kết thúc cuộc đời huyền thoại trong vòng vây của các con sư tử đối thủ.
Trước khi chết, Bob Junior cùng sư tử anh Tryggve đã thống trị vùng thảo nguyên rộng lớn thuộc Công viên quốc gia Serengeti ở miền bắc Tanzania trong 7 năm. Sư tử anh Tryggve cũng đã thiệt mạng trong trận phục kích của những con sư tử khác.
“Những sự kiện như vậy thường xảy ra khi sư tử đầu đàn già đi, hoặc đôi khi cũng do những sư tử đực khác không hài lòng với việc thống trị của sư tử đầu đàn trên vùng lãnh thổ rộng lớn” - nhà bảo tồn Fredy Shirima của Serengeti, nói và cho biết công viên quốc gia này đã từng có gần 3.000 con sư tử. Độ tuổi trung bình của sư tử đực ở đây có thể lên đến 12 năm.
Tiến sĩ Fredy cũng cho biết, trong thế giới tự nhiên, việc tiêu diệt lẫn nhau của thú hoang dã là chuyện bình thường. Nhưng việc con người săn bắt, giết hại mới là nguyên nhân chính đẩy các loài thú hoang dã tới bờ tiệt chủng.