Trong trường hợp cấp cứu, con người ta thường bị rối trí. Lúc này, họ có thể áp dụng bất kỳ biện pháp sơ cứu nào nảy ra trong đầu miễn là có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải cách sơ cứu nào cũng đúng với y học, đồng thời có thể làm giảm đau.
1. Không dùng rượu hoặc giấm đánh gió cho người sốt
Nếu dùng rượu và giấm đánh gió cho người đang sốt, những chất này có thể ngấm vào máu của họ. Rượu khi bị cọ sát sẽ càng tăng tính độc, trong khi đó, giấm cũng bị tăng tính axit. Mà điều này là cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Thay vì sử dụng rượu và giấm, hãy giải nhiệt cơ thể cho người sốt cao bằng cách cho họ uống nhiều nước, có thể là nước cam. Đặc biệt, phải luôn để họ ở trong phòng có nhiệt độ từ 16 tới 17 độ C.
2. Không nâng đầu của người đang bất tỉnh dậy
Đừng cố nâng đầu hoặc tạt nước lạnh vào mặt người đang bất tỉnh, bởi hành động đó có thể càng làm tình trạng sức khỏe của họ trở nên tồi tệ hơn. Lúc đó, hãy nâng chân của họ lên, nới lỏng bất cứ thứ gì trang phục gì bó chặt trên người họ. Đặc biệt, đừng để họ đứng ngay dậy khi vừa tỉnh.
Sau khi người bất tỉnh bắt đầu nhận thức lại được, đừng cho họ uống cà phê hay nước tăng lực bởi loại đồ uống đó có thể dẫn tới mất nước trong cơ thể.
3. Không tự ý nắn xương khớp bị trệch
Việc tự ý nắn xương khớp trệch có thể khiến chấn thương nặng hơn. Lúc này, hãy giữ nguyên bộ phận bị thương và cố định bằng băng vải.
Chỉ cần băng kiểu gì cho người bị trệch khớp cảm thấy thoải mái hơn là được. Sau đó, hãy đưa họ tới bệnh viện gần nhất.
4. Không chườm nóng vào vết thương bong gân
Túi chườm nóng sẽ không có tác dụng với cơ bị bong gân. Ngược lại, hơi nóng còn làm máu lưu thông nhanh hơn, dẫn tới vết thương sưng to hơn.
Cách làm đúng phải là dùng túi chườm lạnh. Ngay ngày đầu tiên sau khi bị thương, hãy chườm đá vào vết thương. Hơi lạnh sẽ có tác dụng giảm viêm và đau.
5. Không móc họng nôn khi bị ngộ độc
Nhiều người thường có thói quen tự nôn nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bị ngộ độc. Tuy nhiên, việc làm này đặc biệt bị nghiêm cấm nếu bạn bị nhiễm độc axit, kiềm hay những chất nguy hiểm khác.
Với những trường hợp như vậy, hãy tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Nhưng nhớ, trong lúc tới bệnh viện mà bạn vẫn nôn, hãy uống thật nhiều nước ấm và tránh uống đồ có gas hay sữa.
6. Không dụi tay khi có thứ gì chui vào mắt
Nếu dùng tay dụi, niêm mạc mắt sẽ bị thương tổn. Vì thế, hãy nhắm mắt lại và dùng băng bạc để che. Nếu bị bắn hóa chất vào mắt, bạn phải đi rửa mắt ngay lập tức.
7. Không rút dị vật găm ở vết thương
Với những vết thương nhỏ, bạn có thể tự rút một mảnh thủy tinh hay rằm ra khỏi tay chân. Nhưng với vết thương nghiêm trọng, tuyệt đối không được tự ý rút dị vật ra. Bởi lúc đó mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới tử vong.
Thông thường, các bác sĩ sẽ giữ nguyên dị vật trên cơ thể bệnh nhân cho tới khi phẫu thuật. Vì thế, hãy đưa người bị nạn tới bệnh viện cùng với dị vật trên người.
8. Không bôi thuốc mỡ vào vết thương hở
Vết thương hở sẽ lành nhanh trong môi trường thoáng. Bôi thuốc mỡ lung tung không những không làm lành vết thương mà còn gây ra những tác dụng phụ không muốn.
Hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và băng lại bằng miếng dán vết thương.
9. Không chườm đá lạnh trực tiếp lên da
Đá có tác dụng giảm thâm tím nhưng đừng chườm trực tiếp lên da bởi lúc đó, bạn có thể bị bỏng lạnh. Để tránh, hãy cho đá vào một túi vải rồi mới chườm lên vết thâm tím.
Quy trình chườm lạnh nên kéo dài trong 20 phút. Sau đó ngừng trong 20 phút. Tiếp tục thực hiện tương tự như vậy vài lần rồi nghỉ.
10. Không bôi bơ vào vết bỏng
Nhiều người thường có thói quen dùng bơ để bôi sơ cứu cho vết bỏng. Thế nhưng, nguy hiểm ở chỗ, bơ có thể tạo ra một lớp màng chắn ở vết bỏng. Lớp màng này sẽ ngăn cản trao đổi nhiệt độ giữa dưới và trên bề mặt da. Từ đó, hơi nóng sẽ đi sâu vào làn da và gây ra tổn thương nặng hơn.
Cách sơ cứu với vết bỏng đúng nhất là rửa vết bỏng ở nước lạnh trong vòng 15 phút. Không chọc thủng vết phồng rộp vì đó là lớp bảo vệ cho vết bỏng. Nếu lớp da ở đó thủng, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào, dẫn tới mưng mủ.
(Nguồn: B.S)