Thành công là điều tất cả mọi người đều hướng đến nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ số người thực hiện được.
Vậy tại sao lại có nhiều người thua cuộc đến thế?
Đa số là do họ có những thói quen không tốt, điển hình là 10 biểu hiện sau. Nếu có, nó sẽ trở thành thứ cản trở bạn phát triển.
1. Do dự
Tệ hơn cả liều lĩnh là thiếu quyết đoán. Có bao nhiêu cơ hội đã bị bạn bỏ lỡ một cách vô ích vì sự chần chừ của chính mình?
Nhiều người thường vướng phải sai lầm này để rồi ngay cả tư cách thất bại cũng không có, chỉ biết thở dài đầy tiếc nuối.
Một người không quyết đoán, sẽ rất khó để thành công!
Trong bộ phim "Reply 1988", Jung Hwan vốn có vô số cơ hội để bày tỏ với Deok-sun, nhưng bởi vì do dự mà bỏ lỡ.
Cuối cùng, chỉ có thể nhìn Deok-sun hạnh phúc bên người khác mà ngậm ngùi:
"Duyên phận, cần có thời cơ phù hợp, không phải nó ngẫu nhiên tự động tìm tới cửa, mà là do vô số lần chọn lựa với hi vọng tha thiết tạo nên khoảnh khắc thần kì đó. Muốn tạo ra cơ hội thì nhất định phải từ bỏ chần chừ, hành động quyết đoán. Hóa ra thứ phá hỏng không phải đèn giao thông, không phải thời cơ, mà là do tôi nhiều lần do dự."
Dương Lan từng nói: "Có người vốn có cơ hội đứng trên cao, nhưng do dự hồi lâu, mọi thứ đã hạ màn, có muốn thay đổi cũng không được."
2. Trì hoãn
Sự trì hoãn là một khối u ác tính trên bước đường thành công, nhưng lại trở thành đặc điểm chung của nhiều người.
Một người bạn làm khoa học từng kể với tôi, cô ấy đã rất ngạc nhiên khi trình bày báo cáo khoa học mà bản thân cho là "độc quyền" lại bị trùng ý tưởng với nhiều người đến thế.
Bạn thấy đấy, ý tưởng của bạn, rất nhiều người cũng có thể nghĩ ra và thực hiện. Nếu bạn trì hoãn, chậm một bước có khi thua cả một đời.
3. "Ba phút nhiệt tình"
Nhiều người lúc đầu khi mới bắt tay vào làm thường rất năng nổ, nhưng khi gặp chút khó khăn lại bắt đầu phàn nàn. Sự nhiệt tình ban đầu cũng theo đó bị cái khó cuốn trôi.
Loại người này việc gì cũng thử, nhưng chẳng có việc nào thành.
Nhiều bạn trẻ chỉ thích chạy theo người khác. Thấy người ta chơi guitar nên cũng mua về tập tành. Được vài ngày, vì đầu ngón tay đau mà bỏ cuộc.
Sau vài năm, lại noi theo xu hướng chạy theo học tiếng Trung, nhưng học viết chữ khó quá thế là không muốn học nữa...
Nếu bạn không kiên trì, cả đời sẽ chẳng thể nào làm nên chuyện lớn được!
4. Sợ bị từ chối
Không ai thích bị từ chối hay phê bình, nhưng hãy học cách chấp nhận nó. Bởi vì nếu bạn quá yêu thể diện, sẽ rất khó để thành công.
Người dẫn chương trình trước đây của đài CCTV từng chia sẻ:
"Trước đây, tôi rất sợ bị người khác từ chối, lại càng sợ bị họ khinh thường. Nhưng càng ngày càng lớn, tôi nhận ra bị từ chối là cách để nhận biết thế giới, còn bị coi thường là cách tốt nhất để nhận biết chính mình. Nghĩ vậy, tôi cũng không thấy tủi thân hay xấu hổ nữa."
Dù là tổng thống hay ăn mày trên phố, ai rồi cũng có lúc cảm thấy bất lực. Đây là một thử thách trong cuộc sống mà bạn cần chịu đựng để trưởng thành.
5. Tự giới hạn bản thân
Thiếu tự tin là kẻ thù lớn nhất cản trở bạn. Nếu muốn thành công, thay vì nghĩ rằng: "Liệu bản thân tôi có thể làm được không?" thì hãy nghĩ rằng "Làm thế nào để giải quyết nó?"
6. Trốn tránh thực tại
"Trước khi đi ngủ, tôi nghĩ ra hàng trăm cách, nhưng sáng thức dậy vẫn làm theo lối mòn cũ."
Đây là thực trạng của rất nhiều người.
Đừng mơ ước mình thành công thế nào, sau khi thành công sẽ có được danh tiếng, tài sản gì, vinh dự gì; mà hãy bắt tay đi thực hiện nó.
Nếu bạn cứ mãi làm kẻ mơ mộng, thì đến cuối đời cũng chẳng đạt được điều gì.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff ở Anh đã tiến hành khảo sát 2316 tình nguyện viên thường xuyên chơi game online và phát hiện ra rằng chỉ có 9 người đáp ứng đủ tiêu chuẩn "nghiện game".
Nghiên cứu cho thấy: Những trò chơi đó, bản chất của nó không gây nghiện, mà là do nhiều người "trốn vào game" để thoát khỏi sự bất hạnh trong thực tế.
Những người càng nghiện game, ở đời sống thực tế họ càng thất bại hoặc không hài lòng về cuộc sống.
Steven Jobs từng nói: "Chỉ những người "điên" dám nghĩ bản thân có thể thay đổi thế giới thì mới thực sự có thể thay đổi nó."
Khi gặp rắc rối, hãy chủ động thay đổi thay vì trốn tránh!
7. Luôn tìm cớ biện hộ
"Tôi vốn dĩ có thể, nhưng..."
"Xin lỗi, do kẹt xe nên tôi đến muộn."
"Nếu không làm việc chung với anh ta, tôi một mình đã hoàn thành..."
Những câu nói bao biện là đại diện cho người vô trách nhiệm.
Gặp khó khăn, những người này thường tìm lý do để che đậy lỗi lầm, nhằm giảm bớt mặc cảm và tìm kiếm sự an ủi. Đây được gọi là "tâm lý bào chữa."
Nhưng chỉ có kẻ thua cuộc mới tìm lý do, người chiến thắng sẽ luôn tìm cách. Thế nên, hãy dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của mình.
8. Sợ
Xã hội là môi trường khốc liệt, chỉ có những người dám mạo hiểm đến cùng mới chiến thắng.
Nhút nhát và thỏa hiệp sẽ khiến bạn tự mình bại trận bởi nỗi sợ của chính mình.
Nhiều người sợ học bơi, nhưng thứ cản trở họ không phải là nước, mà là sự rụt rè từ trái tim.
9. Dễ từ bỏ
"Nếu mọi thứ đã được định như thế, vậy thôi tôi không làm nữa."
Đây là tâm lý thường xuất hiện trên những người thất bại.
Tôi rất thích một câu nói của Nhậm Gia Luân:
"Thà cố gắng hết mình rồi thất bại, còn hơn bản thân có năng lực nhưng lại không thành công."
Bất cứ việc gì cũng có khó khăn, nếu bạn dễ dàng từ bỏ ngay từ khi bắt đầu, thì bạn mới chính là "tội đồ" tự biến mình thành kẻ thất bại.
10. Lười học
Nhiều người càng lớn tuổi, càng lười tiếp nhận cái mới, chỉ thích đi theo đường cũ. Vì vậy bị xã hội đào thải!
Bạn không học cách đánh máy thì làm sao vào văn phòng làm việc?
Bạn không học cách mua vé trực tuyến thì mỗi lần bận việc không thể đi mua phải làm sao?
Xã hội sẽ không khoan dung với bạn, nên đừng trách thế giới thờ ơ. Trong thời đại thay đổi liên tục này, bạn cũng phải đổi mới chính mình liên tục, học hỏi không ngừng thì mới có thể tồn tại được.