Dưới đây là một số biểu đồ được Bloomberg tổng hợp trong tuần này, đưa ra góc nhìn sâu sắc về những diễn biến mới nhất của nền kinh tế toàn cầu:
Mỹ
Doanh số bán nhà mới ở Mỹ đã sụt giảm mạnh trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ năm 2013 khi đại dịch bắt đầu tàn phá nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ở miền tây nước Mỹ, bao gồm California, doanh số bán nhà đã giảm mạnh nhất trong gần 1 thập kỷ.
Số liệu mới nhất về đơn đặt hàng lâu bền đã cho thấy tỷ lệ hàng tồn kho/doanh thu đã tăng lên mức cao nhất trong 11 năm. Doanh số của các mặt hàng giá trị lớn giảm 4,5% - mức giảm lớn nhất kể từ đầu năm 2009.
Tình trạng này khiến các nhà sản xuất buộc phải lưu trữ nhiều hàng hoá hơn và là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm sản lượng trong những tháng tới.
Mức độ tin tưởng của người dân Mỹ đối với sự lãnh đạo của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã đạt mức cao nhất trong 15 năm, khi NHTW đưa ra những động thái mạnh mẽ hơn để ứng phó với những tác động kinh tế mà Covid-19 gây ra.
Theo 1 cuộc khảo sát thực hiện ngày 1/8 bởi Gallup, 58% số người được hỏi cho biết họ "cực kỳ" hoặc "khá" tin tưởng rằng Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ thực hiện những bước đi đúng đắn đối với nền kinh tế.
Châu Âu
Vào thời điểm các biện pháp hạn chế được dần gỡ bỏ, các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đồng euro đã ở trong trạng thái phong toả gần 2 tháng và những dấu hiệu ban đầu cho thấy hậu quả đối với nền kinh tế là rất lớn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ở mỗi quốc gia lại khác nhau.
Ảnh hưởng của biện pháp phong toả đối với nước Anh đang trở nên rõ ràng hơn khi sản lượng kinh tế sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ và chính phủ phải đưa ra những kế hoạch cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Châu Á
Trong cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg, các nhà kinh học dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng dưới mức 2% vào năm 2020, khi hoạt động sản xuất đình trệ, cùng với đó là nhu cầu trong nước sụt giảm mạnh do đại dịch.
Theo khảo sát của Bloomberg, NHTW Nhật Bản có thể sẽ thực hiện những bước tiếp theo để tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 trong cuộc họp tiếp theo, trong khi đó mức lãi suất âm vẫn giữ nguyên dù nguy cơ giảm phát đang leo thang.
Các thị trường mới nổi
Trong tháng trước, nền kinh tế Ấn Độ đã trở nên ảm đạm và các khoản đầu tư đã bi ảnh hưởng khi quốc gia 1,3 tỷ dân thực hiện biện pháp phong toả nhằm ngặn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo WB, lượng kiều hối toàn cầu sẽ giảm 20% trong năm nay khi đại dịch khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Tình trạng này sẽ khiến những khó khăn của các gia đình ở các nước nghèo đang phát triển trở nên trầm trọng hơn.
Thế giới
Dù các chính phủ đã chi hơn 8 nghìn tỷ USD để ứng phó với đại dịch, nhưng khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo tăng lên có nguy cơ khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng hơn.