10 bài học tài chính "nhỏ nhưng có võ" giúp bạn năm mới không bao giờ còn phải than nghèo

M416 - DESIGN: MINH TRANG |

Năm mới rồi, có cho mình vài thay đổi trong cách quản lý tài chính sẽ giúp cuộc sống của bạn "dễ thở" hơn nhiều.

Dù trong hoàn cảnh nào thì có nhiều tiền hơn, tài chính rủng rỉnh hơn vẫn là mục tiêu mà không ít người hướng tới. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong năm cũ, có thể mục tiêu này của bạn chưa thể hoàn thành được.

Chính vì vậy, nhân dịp năm mới , xin "lì xì" các bạn 10 bài học tài chính nhỏ xíu. Nhờ chúng, bạn có lẽ thoải mái hơn trong việc xác định xem trong năm Dần này mình nên làm gì để không còn nợ nần, ngược lại càng làm thì tài chính càng tấn tới.

1. Học cách kiểm soát cảm xúc và kiềm chế tiêu dùng bốc đồng

Cảm xúc có quan hệ mật thiết với tài chính của một cá nhân. Chính vì vậy, bạn cần học được cách tư duy lý trí, tránh các quyết định thiên về cảm xúc. Đặc biệt, cần phòng ngừa các khoản chi tiêu bốc đồng có giá trị lớn, ví dụ như mua hàng hiệu, túi hiệu, quần áo hiệu một cách bộc phát, sử dụng các dịch vụ đắt tiền không cần thiết...

2. Đặt tiền vào thị trường chứng khoán

Dù những biểu đồ xanh đỏ liên tục lên xuống và thậm chí đã có những lúc sập sàn gây shock nhưng về cơ bản, chứng khoán đang là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất hiện tại. Chỉ với số vốn ít ỏi, bạn vẫn hoàn toàn có thể bắt đầu tham gia đầu tư. Bạn thậm chí không cần phải tìm hiểu xem nên đầu tư vào cổ phiếu nào, thay vào đó bạn có thể tìm một công ty quản lý quỹ có mức phí thấp và tiến hành giao dịch thông qua quỹ.

10 bài học tài chính nhỏ nhưng có võ giúp bạn năm mới không bao giờ còn phải than nghèo - Ảnh 1.

3. Lập tài khoản tiết kiệm

Bất chấp mọi ý kiến cho rằng đồng tiền để yên là đồng tiền chết, tiết kiệm là một khoản cần có và phải có đối với mỗi người. Đối với mỗi khoản thu nhập bạn có được, hãy trích ra số % nhất định để tiết kiệm. Bạn có thể sử dụng số tiền này để thanh toán các khoản trả trước khi mua nhà, mua xe, kết hôn...

Bạn có thể bỏ ống heo, gửi bố mẹ nhưng tốt nhất là nên lập tài khoản tiết kiệm online để có thể luân chuyển dòng tiền một cách dễ dàng hơn, và đương nhiên là để kiếm thêm lãi sau một thời gian nhất định nữa.

4. Hoàn thiện bản thân

Nghe thì có vẻ không liên quan đến tài chính nhưng thực tế nó lại rất liên quan đấy nhé. Ngay cả khi công việc hiện tại của bạn không tốt, đã đến lúc bạn nên bắt đầu xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình rồi. Hãy tận dụng mạng lưới quan hệ bạn có được nhờ ngành nghề mình đang làm, đồng thời không ngừng học hỏi thêm các kỹ năng mới để hoàn thiện và gia tăng khả năng cạnh tranh của bản thân.

Chỉ có không ngừng phát triển bản thân, trang bị thêm các kĩ năng mới, bạn mới có thể gia tăng thu nhập, từ đó mở rộng tài chính cá nhân.

10 bài học tài chính nhỏ nhưng có võ giúp bạn năm mới không bao giờ còn phải than nghèo - Ảnh 2.

5. Xây dựng một lịch sử tín dụng tốt

Nếu bạn trước giờ không sử dụng thẻ tín dụng, vậy tốt nhất là không nên sử dụng. Còn nếu bạn đã sở hữu một tấm thẻ tín dụng, vậy hãy chắc chắn rằng bạn có thể trả lời đúng hạn hàng tháng. Một lời khuyên khác là chỉ sử dụng thẻ này để mua những thứ bạn có thể mua được hoặc đang cần gấp và thanh toán toàn bộ số tiền bạn nợ trong thời hạn trả nợ của mỗi tháng.

6. Mua bảo hiểm

Nếu công ty không đóng bảo hiểm y tế/ bảo hiểm xã hội cho bạn, hãy tự mua bảo hiểm cho mình. Bình thường không sao nhưng chỉ cần một tai nạn nhỏ xảy ra như gãy tay, gãy chân đôi khi cũng có thể khiến bạn rơi vào tình trạng túng quẫn nếu mỗi tháng, bạn chỉ kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống mà thôi.

Nếu có bảo hiểm, tới một lúc nào đó, bạn sẽ nhẹ bớt một gánh nặng. Đặc biệt là khi bạn còn trẻ, bảo hiểm y tế cũng sẽ không bị quá đắt.

7. Hãy quan tâm hơn đến thị trường bất động sản

Không có thời điểm nào gọi là thời điểm tốt nhất để mua nhà, mua đất, tuy nhiên hiện tại là thời điểm cơ hội mà bạn có thể nắm bắt. Đây là một trong những hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất và tính ổn định cũng cao nhất.

8. Học cách quản lý tiền bạc

Nếu bạn bắt đầu đầu tư ở độ tuổi đôi mươi, bạn vẫn sẽ không thể nào theo kịp tỷ phú Warren Buffett, người đã bắt đầu đầu tư ở tuổi thiếu niên. Nhưng đến qua thêm độ 10 năm nữa, có lẽ bạn đã sở hữu được cho mình kha khá kinh nghiệm và lúc này, bạn sẽ có thời gian để kiếm tiền bằng các kỹ năng tài chính tích lũy của mình. Sẽ hơi mất thời gian đấy, nhưng cứ tiếp tục kiên trì thì bạn sẽ thấy thành quả.

10 bài học tài chính nhỏ nhưng có võ giúp bạn năm mới không bao giờ còn phải than nghèo - Ảnh 3.

9. Trì hoãn việc tận hưởng

Bạn có thể cảm thấy như đã lâu không được sống một cuộc sống của người trưởng thành đúng nghĩa, nhưng vậy cũng tốt. Cứ tận dụng những món đồ bạn đã mua hồi còn là sinh viên thêm vài năm nữa, đừng tậu xe mới vội, hãy ăn những bữa ăn bình thường thay vì đi ăn nhà hàng sang xịn, hãy xem phim tại nhà thay vì tới rạp... Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ nhận thấy mình được lợi rất nhiều đấy.

10. Yêu cầu giúp đỡ

Ngay cả khi thắt lưng buộc bụng, chưa chắc bạn đã có đủ tiền để đầu tư, để chờ cơ hội kiếm thêm nhiều tiền hơn. Đừng quên bạn vẫn còn gia đình, ông bà, bố mẹ, thậm chí là bạn bè - họ là những người có thể chìa tay ra giúp đỡ bạn, miễn là bạn đừng quên có vay có trả, đừng phụ sự tín nhiệm của họ.

Ảnh minh họa: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại