1 loại quả tuy ngọt nhưng lại giúp hạ đường huyết, “thuốc” chống ung thư tự nhiên: Rất sẵn ở chợ Việt

Đinh Anh |

Trong năm 2023, loại quả này đã tạo lên cơn sốt với những kết hợp độc lạ.

Măng cụt là trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trái măng cụt hình tròn, cuống to, khi chín có màu tím đậm, ruột chia ra nhiều múi màu trắng mềm. Nó có vị ngọt thanh, chua nhẹ cùng hương thơm đặc trưng. Trong 196g thịt măng cụt có chứa 143 calo; 35g carbohydrate; 3,5g chất xơ, 1g chất béo, 1g protein... 

1 loại quả tuy ngọt nhưng lại giúp hạ đường huyết, “thuốc” chống ung thư tự nhiên: Rất sẵn ở chợ Việt- Ảnh 1.

Nhiều dinh dưỡng, măng cụt mang nhiều công dụng cho người sử dụng như: 

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết 

Măng cụt tuy ngọt nhưng chỉ số đường huyết GI là 25, thuộc nhóm thực phẩm có GI thấp, không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Người bệnh tiểu đường nên chọn măng cụt tươi, chín đều, vỏ trơn nhẵn, lượng thịt có thể ăn khoảng 100-150g một ngày. 

Ngoài ra, các hợp chất xanthone và chất xơ trong măng cụt có thể giúp cân bằng lượng đường huyết và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. 

Năm 2018, Đại học Sapienza Rome (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm phụ nữ béo phì mắc bệnh tiểu đường dùng 400mg măng cụt mỗi ngày và kéo dài 26 tuần. Kết quả những người tham gia nghiên cứu giảm đáng kể tình trạng kháng insulin (các tế bào trong cơ thể bị giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của hormon insulin). 

Ngăn ngừa ung thư 

Nhiều nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây, trong đó có măng cụt, sẽ giúp giảm rủi ro mắc ung thư. Điều này là do các chất chống oxy hóa trong măng cụt có tác dụng chống lại sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chất chống xanthones trong măng cụt có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, dạ dày và phổi. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy xanthones đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết và ung thư vú.

Duy trì làn da khỏe mạnh 

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây lão hóa và ung thư da. Alpha mangostin trong loại trái cây này là chất chống oxy hóa có khả năng giảm nếp nhăn do tác động của tia UVA, UVB và tăng độ đàn hồi cho da.

1 loại quả tuy ngọt nhưng lại giúp hạ đường huyết, “thuốc” chống ung thư tự nhiên: Rất sẵn ở chợ Việt- Ảnh 2.

Chống viêm 

Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên măng cụt có công dụng làm giảm viêm thông qua con đường ức chế giải phóng oxit nitric, prostaglandin E2 và cytokine tiền viêm. Đồng thời, măng cụt cũng chứa nhiều chất xơ, đem lại nhiều lợi ích khác nhau, trong đó có tác dụng giảm viêm. 

Tăng khả năng miễn dịch 

Vitamin C và chất xơ có trong măng cụt có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch. Chất xơ hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, một phần thiết yếu để giúp tăng khả năng miễn dịch. Mặt khác, vitamin C cung cấp cho chức năng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Các chất khác có trong măng cụt có khả năng kháng khuẩn, có lợi cho hệ miễn dịch bằng cách chống lại các vi khuẩn gây hại.

Thúc đẩy giảm cân 

Một trong những điểm nổi bật khác của măng cụt là hỗ trợ giảm cân.

Trong một nghiên cứu nhỏ kéo dài 8 tuần, những người bổ sung chế độ ăn uống của họ với khoảng 90, 180 hoặc 270ml nước ép măng cụt 2 lần/ngày có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn.

Nghiên cứu bổ sung về măng cụt và bệnh béo phì còn hạn chế, nhưng các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng tác dụng chống viêm của trái cây này đóng một vai trò trong việc thúc đẩy chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tăng cân.

1 loại quả tuy ngọt nhưng lại giúp hạ đường huyết, “thuốc” chống ung thư tự nhiên: Rất sẵn ở chợ Việt- Ảnh 3.

Lưu ý khi ăn măng cụt

Tuyệt đối không ăn măng cụt trước bữa ăn

Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

Không nên ăn quá nhiều măng cụt

Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Bạn là chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.

Không ăn khi uống nước có ga

Măng cụt với nước có ga là một sự kết hợp đại kỵ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nguyên nhân chính là do măng cụt chứa rất nhiều axit còn nước có ga chứa toàn đường nhân tạo. Chính vì vậy, đừng ăn chúng gần nhau.

Không ăn với đường cát

Ngoài ra, măng cụt còn kỵ ăn cùng đường cát, nếu ăn 2 thứ này cùng lúc có thể gây tử vong. Các loại thức ăn kỵ nhau gây ngộ độc và rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Tổng hợp 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại