Mức nhiệt thấp kỉ lục này được đo trên Cao nguyên Đông Nam Cực. Và các nhà khoa học không xác định ngày cụ thể đo được nhiệt độ này mà chỉ dựa vào phân tích dữ liệu được ghi lại từ các vệ tinh từ năm 2004 đến năm 2016, qua đó cho thấy nhiệt độ thấp xảy ra bất cứ khi nào trong điều kiện phù hợp.
Nó đã đánh bại nhiệt độ thấp nhất trước đó được đo ở một trạm mặt đất vào ngày 23 tháng 7 năm 1983, tại Ga Vostok, Nam Cực. Thậm chí nó còn lạnh hơn so với mức kỷ lục âm 93 độ C đo được tại khu vực này vào năm 2013.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự giảm nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta là một điều khó đoán, bởi nó có thể giảm thấp hơn một chút trong điều kiện bất thường.
Trong một bài viết của tạp chí Geophysical Research Letters, nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Ted Scambos, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp của Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia thuộc trường đại học Colorado-Boulder, đã phát hiện ra rằng với điều kiện thích hợp, nhiệt độ giảm xuống thấp hơn sau những ngày bầu trời thoáng đãng, gió nhẹ và không khí khô.
Cách khoảng 3.500m trên mực nước biển, ở đỉnh của các dải băng bao phủ Cao nguyên Đông Nam Cực, gần trạm đo Vostok, nhiệt độ thường xuyên dưới -90 độ C.
Tuy nhiên, những luồng không khí cực lạnh rơi vào các rãnh áp thấp nhỏ chỉ sâu từ khoảng 1,8m đến 2,7m. Không khí ở nhiệt độ rất thấp cho phép tuyết trong những hốc này tỏa nhiệt nhiều hơn, dẫn đến nhiệt độ mặt đất cực kỳ lạnh.
Nghiên cứu mới này kết hợp dữ liệu từ một số vệ tinh của NASA, bao gồm cả dữ liệu đã được hiệu chuẩn lại vào năm 2016 cùng với thông tin mới từ các trạm mặt đất.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu bầu trời tiếp tục thoáng đãng trong vài tuần sẽ khiến nhiệt độ không khí giảm dẫn đến tuyết sẽ lạnh hơn nữa trong vùng áp thấp. Nhưng hiện họ đã thiết kế các thiết bị đo lường mặt đất mới có khả năng xử lý với nhiệt độ cực lạnh và dự định sẽ triển khai chúng trong hai năm tới.